banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

KHTC - 10 sự kiện tiêu biểu trong lĩnh vực kế hoạch và tài chính ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên năm 2016

Thứ ba - 24/01/2017 20:13
Dienbien.edu.vn: Trong năm 2016, lĩnh vực kếhoạch và tài chính có 10 sựkiện tiêu biểu về các nội dung tham mưu chính sách, chương trình, đề án; đầu tư, quản lý cơ sở vật chất trường, lớp học; phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo gắn với xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.
1. Xây dựng các chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo

Trong năm 2016, ngành Giáo dục và Đào tạo Điện Biên đã tích cực, chủ động tham mưu với HĐND, UBND tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch nhằm đẩy mạnh phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh.

Năm 2016, ngành đã tham mưu xây dựng: Quy hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2025, định hướng đến 2030; Đề án đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Điện Biên tại các tỉnh Bắc Thái Lan giai đoạn 2016-2025; Kế hoạch phổ cập giáo dục - xóa mù chữ giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025 tỉnh Điện Biên; Kế hoạch thực hiện Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025; Kế hoạch xây dựng trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025; Kế hoạch phổ cập giáo dục - xóa mù chữ giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025 tỉnh Điện Biên; Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế"….
 
Cảnh quan trường THPT Tuần Giáo tỉnh Điện Biên

2. Mở rộng mạng lưới trường, lớp học đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân
   Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, năm 2016 toàn tỉnh đã thành lập mới 15 trường trường, nâng tổng số trường học các cấp lên 522 trường (trong đó ngành Giáo dục và Đào tạo quản lý 518 trường). Các trường thành lập trong năm 2016 gồm: trường mầm non Pá Khoang 2 huyện Điện Biên; trường PTDTBT tiểu học Chung Chải số 2, trường PTDTBT tiểu học Quảng Lâm số 2, trường THCS Sen Thượng, trường PTDTBT THCS Huổi Lếch, trường PTDTBT THCS Leng Su Sìn và trường PTDTBT THCS Nậm Vì, huyện Mường Nhé; trường THCS Hua Thanh, trường tiểu học và THCS Hermann Gmeiner Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên; trường THCS Pú Xi, trường THCS Chiềng Đông huyện Tuần Giáo; trường PTDTBT Vàng Đán, trường PTDTBT Nậm Chua, trường PTDTBT Nậm Nhừ và trường PTDTBT Nậm Tin huyện Nậm Pồ.

Đối với cấp THPT, cấp phép hoạt động giáo dục cho 2 trường đã thành lập là trường THPT chất lượng cao Lương Thế Vinh, trường THPT Nậm Pồ; đồng thời thành lập mới và cấp phép hoạt động giáo dục cho trường THCS và THPT Quài Tở; thẩm định và công nhận trường THPT Mường Lay đạt trường chuẩn Quốc gia.

3. Huy động dân số trong độ tuổi đến trường đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch

Huy động dân số trong độ tuổi đến trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục và Đào tạo Điện Biên. Tỷ lệ huy động dân số trong độ tuổi đến trường năm học 2016-2017 đều đạt và vượt kế hoạch tỉnh giao.
Tỷ lệ huy động trẻ 0-2 tuổi đến trường đạt 22,5% vượt 4,2% kế hoạch; tỷ lệ trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi ra lớp đạt 96,6% vượt 0,4% kế hoạch; tỷ lệ trẻ 6-10 tuổi học tiểu học đạt 99,5% vượt 0,2%; tỷ lệ dân số 11 tuổi vào lớp 6 đạt 94,9% vượt 2,4% kế hoạch; tỷ lệ dân số 11-14 tuổi học THCS đạt 93,9% vượt 3,1% kế hoạch; tỷ lệ dân số 15 tuổi đi học lớp 10 đạt 57,4% vượt 2,2% kế hoạch; tỷ lệ dân số 15-18 tuổi học THPT đạt 56,3% vượt 0,3% kế hoạch.
C2
 
Học sinh trường tiểu học Hà Nội - Điện Biên Phủ, TP.Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên

4. Thực hiện hiệu quả Đề án kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất cho các trường mầm non

Năm 2016, tỉnh Điện Biên được Chính phủ quan tâm hỗ trợ đầu tư xây dựng kiên cố 207 phòng học mầm non thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với huyện nghèo và các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ.

Hiện nay các chủ đầu tư đang khẩn trương thi công xây dựng 207 phòng học mầm non dự kiến sẽ hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trước khai giảng năm học mới (năm học 2017-2018) góp phần nâng tỷ lệ phòng học kiên cố, giảm tỷ lệ phòng học tạm của cấp học mầm non.

5. Nâng cao chất lượng quản lý học sinh bán trú trong các trường phổ thông

Nhằm tăng tỷ lệ huy động dân số trong độ tuổi đến trường, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, học sinh đi học không chuyên cần, Sở Giáo dục và Đào tạo chú trọng chỉ đạo phát triển mạng lưới các trường PTDTBT ở cấp tiểu học và THCS; mở rộng quy mô nội trú trong các trường THPT.

Toàn tỉnh hiện có 70 trường PTBTBT cấp tiểu học với 12.693/15.570 học sinh bán trú được tổ chức nấu ăn tập trung; 57 trường PTDTBT cấp THCS với 14.130/15.989 học sinh bán trú được tổ chức nấu ăn tập trung; 17 trường THPT tổ chức nấu ăn cho 2.390/6.105 học sinh vùng đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 116/NĐ-CP của Chính phủ.

Bên cạnh đó, Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo cơ sở giáo dục tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý học sinh bán trú trong trường phổ thông. Các trường có học sinh bán trú xây dựng và hoàn thiện Nội quy, Quy chế khu nội trú, quy định rõ quyền và trách nhiệm của học sinh bán trú. Phân công cán bộ quản lý, giáo viên chủ trì phụ trách công tác nội trú; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Tăng cường quản lý, giám sát các hoạt động của học sinh, đặc biệt là vào các ngày nghỉ ở khu nội trú, ngoại trú; nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của học sinh để có biện pháp hỗ trợ, tháo gõư kịp thời, không để xảy ra mâu thuẫn, mất đoàn kết, mất an toàn trong trường học.

6. Đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa giáo dục nhằm vận động, huy động nguồn tài trợ đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp học

Công tác xã hội hoá giáo dục được ngành Giáo dục và Đào tạo Điện Biên xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong phát triển giáo dục tại tỉnh. Trong các hoạt động xã hội hóa, ngành tập trung vào việc huy động dân số trong độ tuổi đến trường, duy trì sỹ số học sinh, quyên góp ủng hộ học sinh bán trú, học sinh nghèo, cán bộ giáo viên có hoàn cảnh khó khăn; xây dựng, tôn tạo cảnh quan môi trường; xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị trường học; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên.

Thực hiện làm nhà lớp học, nhà công vụ, nhà nội trú ở vùng đặc biệt khó khăn, biên giới theo tiêu chí Ba cứng “nền cứng, khung cứng, mái cứng” và xây dựng, tôn tạo cảnh quan môi trường (bồn hoa, sân đường, tường rào…), các địa phương vận động, huy động nhân dân hỗ trợ vật liệu sẵn có ở địa phương (cát, đá, sỏi, gỗ, …), Nhà nước hỗ trợ nguyên vật liệu chính (sắt, thép, xi măng, gạch, tôn, kỹ thuật,…), cán bộ, giáo viên và học sinh tổ chức lao động. Từ khi triển khai chương trình này đến nay, toàn tỉnh đã đầu tư làm mới trên 150 phòng học,  trên 450 phòng nội trú và công vụ, trên 10.000 m2 sân bê tông,…
 
Thầy và trò trường THCS Nậm Nèn huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên
cùng nhau tôn tạo cảnh quan môi trường

Trong năm 2016, hoạt động xã hội hóa giáo dục của tỉnh đã gặt hái được những kết quả rất đáng ghi nhận, đặc biệt là kết quả kêu gọi, vận động, huy động nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp học. Năm 2016, Ngân hàng Agribank đã tài trợ xây dựng nhà đa năng trường THPT Thanh Nưa huyện Điện Biên; Đại sứ quán Ấn Độ tài trợ xây dựng 02 điểm trường Che Căn và Co Mận xã Mường Phăng huyện Điện Biên; Quỹ trò nghèo vùng cao tài trợ đầu tư xây dựng 02 khu nội trú cho trường THPT Nậm Pồ và trường THPT Mường Ảng, Công đoàn đại học Quốc gia Hà Nội hỗ trợ 100 triệu đồng mua xi măng cho các trường cải tạo sửa chữa cơ sở vật chất; Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Điện Biên và Công ty Deloite Việt Nam hỗ trợ xây điểm trường Hua Mức 2 - trường mầm non Pú Xi số tiền 250 triệu đồng; Công ty TNHH Microtec Việt Nam hỗ trợ xây điểm trường Phình Sáng – trường mầm non Phình Sáng số tiền 180 triệu đồng… Các cơ sở giáo dục huy động nhân công, vật liệu để cải tạo cơ sở vật chất, tôn tạo cảnh quan trường học kinh phí ước tính trên 5.000 triệu đồng.

7. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị trường học đáp ứng yêu cầu phát triển quy mô và đổi mới giáo dục

Trong năm 2016, Sở Giáo dục và Đào tạo đã rất tích cực, chủ động tham mưu với UBND tỉnh và phối hợp với các Sở, ngành liên quan huy động, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất trường, trang thiết bị dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh.

Toàn ngành có 7.415 phòng học (phòng kiên cố 56,05%, bán kiên cố 21,5%, phòng tạm 22,45%), tăng 274 phòng học so với cùng kỳ năm học trước; 953 phòng học chức năng (phòng kiên cố 75%, phòng bán kiên cố 19,1%, phòng tạm 5,9%); 2.554 phòng công vụ (phòng kiên cố chiếm 32,6%, phòng bán kiên cố 39,3%, phòng tạm 29,1%); 3.177 phòng nội trú (phòng kiên cố 45,6%, phòng bán kiên cố 33,4%, 667 phòng tạm 21%).

8. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh

Ngày 07/11/2016, UBND tỉnh có Quyết định số 1416/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Điện Biên đến năm 2020 nhằm tạo ra lực lượng lao động có trình độ, kỹ năng, kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh.

Theo đó đến năm 2020, ngành Giáo dục và Đào tạo phấn đấu thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu huy động trẻ 0-2 tuổi ra lớp đạt trên 50%; trẻ 3-5 tuổi ra lớp đạt 98%, trẻ 5 tuổi ra lớp đạt trên 99,6%; dân số 6-10 tuổi học tiểu học đạt 99,5%; dân số 11-14 tuổi học THCS đạt 95%; huy động dân số 15-18 tuổi học THPT và tương đương đạt 70% trở lên; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt trên 99%; tốt nghiệp THCS đạt trên 99,5%; tốt nghiệp THPT đạt trên 97%; trên 60% số trường mầm non và phổ thông đạt chuẩn quốc gia.

Đến năm 2020, tỉnh Điện Biên đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2; 60% đơn vị hành chính cấp xã và 03 đơn vị hành chính cấp huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và THCS mức độ 3; duy trì và nâng cao các chỉ số về chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2.

9. Phát triển giáo dục gắn với xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững

Xác định nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực là giải pháp cơ bản để thực hiện xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, Sở Giáo dụsc và Đào tạo đã xây dựng và phối hợp với UBND cấp huyện, các Sở ngành liên quan triển khai tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đối với các nội dung liên quan đến ngành.

Trong năm 2016, ngành Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ: duy trì chuẩn xóa mù chữ mức độ 1; phổ cập giáo dục tiểu học, THCS mức độ 1, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Toàn tỉnh đã có 128/130 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 và có 55/130 đơn vị cấp xã đạt phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; 100/130 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2; 42/130 xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.

Toàn tỉnh có 40/116 xã đạt tiêu chí số 5 (Trường học) và 50/116 xã đạt tiêu chí số 14 (Giáo dục), trong đó có 24/116 xã đạt cả 2 tiêu chí số 5 và số 14 trong Bộ Tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới; có 268/498 trường chuẩn quốc gia đạt 53,8%.

10. Hợp nhất một số chế độ, chính sách đối với học sinh đảm bảo công bằng, khách quan, thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện
 
Học sinh bán trú trường THPT Chà Cang nhận gạo hỗ trợ từ Chính phủ

Ngày 18/7/2016 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 116/2016/NĐ-CP quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn. Trong đó, Chính phủ tích hợp 03 chính sách hỗ trợ học sinh trong giai đoạn 2010-2015, gồm: Quyết định 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010 về một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú; Quyết định số 12/2013/QĐ-TTg ngày 24/1/2013 quy định chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg ngày 18/6/2013 về chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Nghị định số 116/2016/NĐ-CP đã tạo sự thống nhất, đồng bộ và bảo đảm công bằng trong thực tế; giảm thiểu thủ tục hành chính trong việc thực hiện chính sách đối với học sinh; tạo điều kiên thuận lợi để các cơ sở giáo dục triển khai tổ chức thực hiện./.

Tác giả: Đặng Việt Cường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập289
  • Máy chủ tìm kiếm73
  • Khách viếng thăm216
  • Hôm nay51,599
  • Tháng hiện tại1,204,490
  • Tổng lượt truy cập70,494,380
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi