banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

VP- NHỮNG NGƯỜI GÌN VÀNG GIỮ NGỌC

Chủ nhật - 22/01/2017 20:53
Dienbien.edu.vn- Giáo dục thế hệ trẻ biết yêu thương nguồn cội, tôn trọng và giữ gìn, phát huy những nét đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc, xây dựng cho mình lối sống đẹp và trách nhiệm công dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được trường THPT Lương Thế Vinh tỉnh Điện Biên đặc biệt quan tâm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.
Trong không khí ấm áp của những ngày đầu xuân mới, Ban Giám hiệu Nhà trường đã chỉ đạo các tổ chức đoàn thể, các tổ chuyên môn văn phòng xây dựng một chùm các hoạt động trải nghiệm cho học sinh nhà trường.

Theo truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”, vào đời Hùng Vương thứ 6, nhân dịp lễ Tiên vương vua Hùng đã triệu tập các quan Lang (các con của nhà vua) đến và truyền rằng: vị quan Lang nào tìm được món lễ vật dâng lên tổ tiên hợp ý với nhà vua sẽ được nhà vua nhường ngôi. Các vị quan Lang lên rừng, xuống biển tìm châu ngọc và các sản vật quý để làm lễ vật dâng lên nhà vua. Lang Liêu là người nghèo khó nhất trong số các vị quan Lang, chàng không thể tìm những sản vật quý hiếm về dâng vua cha, chàng đã dùng những nông sản thường ngày gồm gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn và lá dong để tạo ra hai loại bánh Chưng và bánh Giầy tượng trưng cho trời và đất làm lễ vật dâng vua. Lễ vật của Lang Liêu rất hợp ý vua Hùng, và vua đã truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó bánh chưng song hành cùng lịch sử dân tộc và trở thành linh hồn ngày Tết ở Bắc Bộ. Trong mâm cỗ đón xuân ngày nay, những chiếc bánh chưng xanh vuông vắn đã là vật cúng gia tiên của người Việt khi mỗi độ xuân về.

Ngày 14 tháng 1 năm 2017 tuổi trẻ trường THPT Lương Thế Vinh đã tưng bừng tổ chức ngày hội “Gói bánh chưng xanh, ấm lòng ngày tết”.

Theo đúng kế họach chiều ngày 14/1 các em học sinh trường THPT LTV đã nô nức vận chuyển các nguyên vật liệu đã được chuẩn bị tới không gian kết nối.


Chỉ sau hai tiếng hoạt động gói bánh của các lớp đã hoàn thành. Hoạt động luộc bánh càng trở nên háo hức hơn nữa, các trò được cùng nhau quây quần nhóm lửa dưới sự hướng dẫn của giáo viên và các bậc phụ huynh, trong ánh lửa bập bùng khuôn mặt em nào cũng rạng rỡ, phấn khởi.

Rạng sáng ngày 15/1 những chiếc bánh của khối lớp 6 và của khối lớp 10 đã được vớt và được ép khô ráo, sản phẩm của các em đều được trưng bày tại khu vực sân khấu. Bánh của lớp nào cũng thật vuông, thật đẹp…


 
Những chiếc bánh của mỗi em tự gói đều được làm quà cho ông, bà, cha, mẹ…và đặc biệt các em còn mang những chiếc bánh trao tặng cho các bạn ở trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh nơi còn có những em học sinh đang gặp rất nhiều những khó khăn.


 
Dư âm của ngày hội “Gói bánh chưng xanh - Ấm lòng ngày Tết”  còn chưa hết thì ngày 23 tháng Chạp vừa qua các em học sinh nhà trường lại được tham gia vào một hoạt động trải nghiệm thú vị nữa. 

Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo (hay vua Bếp) định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Hằng năm, vào ngày 23 tháng Chạp (Âm lịch), người Việt tin rằng ba vị Táo Quân sẽ cưỡi cá chép về trời để báo cáo tình hình trong gia đình sau một năm với Ngọc Hoàng.

Do vậy, với mong muốn việc báo cáo diễn ra suôn sẻ, người dân thường cúng cá chép để làm phương tiện đưa ông Táo lên đường. Bởi thế, sau khi làm lễ cúng ông Táo, cá chép được mang ra sông hay ao, hồ thả với ngụ ý "cá hóa rồng", vượt vũ môn, đồng thời còn thể hiện sự từ bi của người Việt Nam.

Tuy nhiên, thả cá thế nào để vừa có ý nghĩa tâm linh, vừa với mục đích tái tạo nguồn lợi và bảo vệ môi trường là điều mà không phải ai cũng có ý thức đầy đủ. Rất nhiều năm qua, việc thả cá chép còn kéo theo những hệ lụy. Không phải thả cá mà là đổ, ném, quăng cá và cả những túi nilon, dụng cụ chứa cá xuống sông, hồ.

Với mục đích giáo dục cho các em học sinh những nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, từ đó hình thành cho các em ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam, đồng thời giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và kêu gọi mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường, trường THPT Lương Thế Vinh đã tổ chức chương trình "Hỗ trợ nhân dân thả cá chép - Thu gom rác thải, bảo vệ môi trường".

Cầu Thanh Bình thuộc địa phận phường Mường Thanh là địa điểm được học sinh Nhà trường thực hiện hoạt động tình nguyện này
 


 
Với các bạn học sinh, việc phóng sinh những chú cá thật là một việc làm có ý nghĩa.
 

 
Không chỉ giúp người dân thả cá, học sinh trường THPT Lương Thế Vinh còn tình nguyện thu gom rác thải tại địa điểm thả cá.


 
Kết thúc những trải nghiệm đầy thú vị và ý nghĩa này, điều đọng lại trong tâm trí của những học trò Nhà trường đó là lưu giữ, trân trọng và phát huy những nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc cùng với việc giữ gìn, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi công dân trong thời đại mới mà các học trò trường THPT Lương Thế Vinh là những công dân như thế.

Tác giả: Nguyễn Mai Nguyệt

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập382
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm96
  • Khách viếng thăm285
  • Hôm nay75,801
  • Tháng hiện tại3,362,866
  • Tổng lượt truy cập74,072,246
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi