banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

Những trường hợp Người lao động không làm việc vẫn hưởng 100% lương

Thứ năm - 21/03/2019 04:18
Trân trọng gửi thông tin đến cán bộ, nhà giáo và người lao động về 24 trường hợp người lao động không làm việc vẫn được trả đủ lương

 

Ảnh minh họa


1. Nghỉ hằng năm theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2012.

2. Nghỉ Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01/01 dương lịch) theo Điểm a Khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2012.

3. Nghỉ Tết Âm lịch 05 ngày (Thời gian nghỉ Tết Âm lịch do người sử dụng lao động lựa chọn 01 ngày cuối năm và 04 ngày đầu năm âm lịch hoặc 02 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm âm lịch. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo phương án nghỉ Tết Âm lịch cho  NLĐ trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày) theo Điểm b Khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2012, được hướng dẫn bởi Điều 8 Nghị định 45/2013/NĐ-CP.

4. Nghỉ Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30/4 dương lịch) theo Điểm c Khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2012.

5. Nghỉ Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01/5 dương lịch) theo Điểm d Khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2012.

6. Nghỉ Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02/9 dương lịch) theo Điểm đ Khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2012.

7. Nghỉ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10/3 âm lịch) theo Điểm e Khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2012.

8. Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài ngày nghỉ lễ theo quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2012 còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc của nước họ theo Khoản 2 Điều 115 Bộ luật Lao động 2012.

9. Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài ngày nghỉ lễ theo quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2012 còn được nghỉ thêm 01 ngày Quốc khánh của nước họ theo Khoản 2 Điều 115 Bộ luật Lao động 2012.

10. Nghỉ kết hôn (03 ngày) theo Điểm a Khoản 1 Điều 116 Bộ luật Lao động 2012.

11. Nghỉ khi con kết hôn (nghỉ 01 ngày) theo Điểm b Khoản 1 Điều 116 Bộ luật Lao động 2012.

12. Nghỉ khi bố đẻ, mẹ đẻ chết (nghỉ 3 ngày) theo Điểm c Khoản 1 Điều 116 Bộ luật Lao động 2012.

13. Nghỉ khi bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết (nghỉ 3 ngày) theo Điểm c Khoản 1 Điều 116 Bộ luật Lao động 2012.

14. Nghỉ khi vợ chết hoặc chồng chết (nghỉ 3 ngày) theo Điểm c Khoản 1 Điều 116 Bộ luật Lao động 2012.

15. Nghỉ khi con chết (nghỉ 3 ngày) theo Điểm c Khoản 1 Điều 116 Bộ luật Lao động 2012.

16. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương theo Khoản 2 Điều 155 Bộ luật Lao động 2012.

17. Trường hợp  NLĐ ngưng việc nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì  NLĐ được trả đủ tiền lương theo Khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động 2012, được hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 26 Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

18.  Người lao động bị tạm đình chỉ công việc để phục vụ việc xác minh, nhưng sau đó kết luận  NLĐ không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Khoản 4 Điều 129 Bộ luật Lao động 2012.

19.  Người lao động có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp theo Khoản 2 Điều 140 Bộ luật Lao động 2012.

20. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho  NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị theo Khoản 2 Điều 144 Bộ luật Lao động 2012.

21. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động theo Khoản 5 Điều 155 Bộ luật Lao động 2012.

22. Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động theo Khoản 5 Điều 155 Bộ luật Lao động 2012.

23.  Người lao động làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động 2012 được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc theo Khoản 1 Điều 108 Bộ luật Lao động 2012.

24. Trường hợp làm việc ban đêm, thì  NLĐ được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút, tính vào thời giờ làm việc theo Khoản 2 Điều 108 Bộ luật Lao động 2012.

                                                 

 

Tác giả: Phạm Thị Thanh Bình

Nguồn tin: Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,935
  • Máy chủ tìm kiếm29
  • Khách viếng thăm1,906
  • Hôm nay266,717
  • Tháng hiện tại1,584,106
  • Tổng lượt truy cập72,293,486
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi