banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

Thanh tra Sở: Tự hào truyền thống 71 năm ngành Thanh tra Việt Nam

Thứ ba - 22/11/2016 21:37
Sáng 22/11/2016, Thanh tra Chỉnh phủ (TTCP) đã tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 71 năm ngày truyền thống Thanh tra Việt Nam (23/11/1945 - 23/11/2016).

Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu ôn lại truyền thống  của ngành Thanh tra Việt Nam

Tới dự buổi lễ có Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng TTCP Phan Văn Sáu; nguyên Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh; các Phó Tổng TTCP Nguyễn Đức Hạnh, Nguyễn Văn Thanh, Đặng Công Huẩn, Ngô Văn Khánh và toàn thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động cơ quan TTCP.

Ôn lại truyền thống ngành Thanh tra, Tổng Thanh tra Phan Văn Sáu cho biết: Cách đây 71 năm, ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập Ban Thanh tra đặc biệt, ngày 23/11 trở thành Ngày Truyền thống của ngành Thanh tra Việt Nam. 

"Trong 71 năm xây dựng và trưởng thành, ngành Thanh tra đã thể hiện được vai trò nòng cốt trong đấu tranh phòng ngừa, phát hiện, xử lý vi phạm, tiêu cực, tham nhũng, chấn chỉnh quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, hoàn thiện chính sách, pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KN, TC) của công dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” - Tổng Thanh tra khẳng định.

Những tháng đầu năm 2016, mặc dù có những khó khăn nhất định, nhưng ngành Thanh tra vẫn giữ vững và phát huy truyền thống để tiếp tục có những đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển đất nước.

Trong công tác thanh tra, ngành tiến hành thanh tra có trọng tâm trọng điểm, đi sâu vào công tác quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế xã hội, tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh vi phạm, tiêu cực, tham nhũng, dư luận có nhiều ý kiến bức xúc, như quản lý, sử dụng đất đai, quản lý đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản, quản lý tài chính, ngân sách, thuế, bảo hiểm, ngân hàng. Toàn ngành đã phát hiện vi phạm 54.691 tỷ đồng, 3.175 ha đất, trong đó kiến nghị thu hồi về cho Nhà nước 41.587 tỷ đồng và 867 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 906 tập thể, cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 56 vụ, 75 đối tượng.

Ngành đã giúp cơ quan hành chính Nhà nước các cấp tiếp 273.094 lượt công dân (3.650 đoàn đông người); tiếp nhận, xử lý 177.606 đơn thư; tham mưu giải quyết 17.100 vụ việc KN, TC thuộc thẩm quyền; kiến nghị thu hồi cho nhà nước và trả lại cho công dân 60 tỷ đồng, 28 ha đất; bảo vệ quyền lợi cho 1.004 người, kiến nghị xử lý hành chính 440 người.

Bên cạnh đó, ngành cũng đã triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống tham nhũng (PCTN); chủ động phát hiện, xử lý tham nhũng. Tiến hành kiểm tra việc công khai, minh bạch hoạt động của 2.698 cơ quan, tổ chức, đơn vị; xác minh tài sản, thu nhập 414 người; tiến hành 1.006 cuộc kiểm tra việc thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn; kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp tại 1.882 cơ quan, tổ chức, đơn vị; phát hiện 30 vụ, 63 đối tượng có hành vi tham nhũng và liên quan đến tham nhũng; tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCTN; xây dựng xong dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung Luật PCTN...

Chặng đường xây dựng và trưởng thành của Thanh tra Việt Nam trong 71 năm qua rất đáng tự hào. Nhiều tập thể và cá nhân của ngành Thanh tra vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý.

Năm 1990 ngành Thanh tra được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh.

Năm 2010, được tặng thưởng Huân chương Sao vàng.

Năm 2015 được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất. 

Bên cạnh những thành tích và kết quả đạt được, Tổng Thanh tra cũng thẳng thắn chỉ ra ngành còn một số công việc chưa làm được, hiệu lực, hiệu quả thanh tra còn thấp. Sự phát triển của TTCP, của ngành Thanh tra vừa qua từng lúc chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và chưa đáp ứng đầy đủ kỳ vọng của nhân dân.
 
Đề cập tới nhiệm vụ trong thời gian tới, Tổng Thanh tra yêu cầu, ngành Thanh tra tập trung thực hiện 4 nhiệm vụ trọng tâm sau:

Thứ nhất, triển khai có hiệu quả các quy định của pháp luật về thanh tra, gắn với việc tham mưu công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội và hoàn thiện thể chế trên các lĩnh vực được thanh tra. Hoạt động thanh tra phải bám sát, đáp ứng được các yêu cầu của việc thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của các cấp, các ngành.

Đổi mới công tác thanh tra theo hướng tăng cường thanh tra theo chuyên đề, giảm thanh tra vụ việc, thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các lĩnh vực quan trọng, dễ xảy ra tiêu cực, vi phạm, tham nhũng để phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời; qua thanh tra kiến nghị sửa đổi những sơ hở, bất cập trong công tác quản lý và hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật; phát hiện, tuyên dương và bảo vệ những cá nhân điển hình tốt, nhân rộng những tổ chức có mô hình mới, hoạt động hiệu quả.

Hoạt động thanh tra chuyên ngành được thực hiện rộng khắp trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội theo nguyên tắc quản lý nhà nước đến đâu thì thanh tra đến đó nhưng phải tập trung những nội dung, vấn đề gây bức xúc trong đời sống xã hội cần phải chấn chỉnh, xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật và chấn chỉnh hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành, thực thi pháp luật chuyên ngành. 

Quyết tâm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả kết luận thanh tra, bảo đảm khách quan, chính xác, kịp thời, nghiêm minh; tăng cường theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra; phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan để giám sát việc xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra.

Thứ hai, triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương, pháp luật về tiếp công dân, giải quyết KN, TC. Chú trọng xem xét, giải quyết kịp thời, có hiệu quả trên 85% mới phát sinh và trên 80% vụ việc tồn đọng, kéo dài để góp phần ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế của đất nước.

Thứ ba, triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về PCTN, bổ sung được những giải pháp mới mang tính đột phá trong phát hiện, xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về PCTN gắn với thực thi Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về PCTN, phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong PCTN.

Thứ tư, tiếp tục quan tâm hơn nữa về công tác xây dựng nội bộ, tập trung củng cố tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, kiện toàn đội ngũ cán bộ, chấn chỉnh lề lối làm việc, tăng cường đoàn kết, thống nhất; kiên quyết làm trong sạch, lành mạnh đội ngũ; nâng cao trình độ, năng lực, bản lĩnh chính trị của cán bộ, công chức, thanh tra viên; đổi mới phong cách, phương pháp chỉ đạo, điều hành, tác nghiệp; tăng cường quan hệ phối hợp với các ngành, các cấp, triển khai thực hiện bằng được Chiến lược Phát triển ngành Thanh tra để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới. 

Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập273
  • Máy chủ tìm kiếm38
  • Khách viếng thăm235
  • Hôm nay75,968
  • Tháng hiện tại3,421,238
  • Tổng lượt truy cập74,130,618
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi