banner

CĐCS TRƯỜNG THPT TRẦN CAN VỚI PHONG TRÀO THI ĐUA “DẠY TỐT, HỌC TỐT”

Thứ hai - 15/08/2016 21:42
Thực hiện lời dạy của Bác là “Dù khó khăn đến đâu cũng phải cố gắng dạy thật tốt, học thật tốt”, ngành giáo dục đã phát động phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ra những con người mới phát triển toàn diện.
Phong trào thi đua Dạy tốt, học tốt trong nhà trường nhằm khơi dậy phong trào thi đua sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy học, đồng thời tạo điều kiện để giáo viên thể hiện năng lực, học tập, trao đổi kinh nghiệm về giảng dạy; tổ chức lớp học, khai thác sử dụng có hiệu quả phương tiện, đồ dùng dạy học. Phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” cũng là một trong những căn cứ để đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục.

Để đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, CĐCS trường THPT Trần Can đã phối hợp với chính quyền để thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh:

Thứ nhất: Phát động và triển khai phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”. Ban chấp hành công đoàn đã phối hợp chặt chẽ với tổ trưởng chuyên môn trong việc lập kế hoạch để phát động phong trào thi đua với các nội dung cụ thể, trọng tâm như: Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, sử dụng thiết bị dạy học, nâng cao chất lượng giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi và phù đạo học sinh yếu kém. Khi xây dựng kế hoạch phải cụ thể chi tiết: từ thời gian phát động, thời gian thực hiện các giai đoạn, định hướng nội dung cụ thể của từng đợt thi đua, cách thức tổ chức tiến hành từ Ban chấp hành công đoàn đến các tổ công đoàn và đoàn viên công đoàn. Phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể: giao việc cho từng cá nhân trong BCH, các tổ trưởng công đoàn tránh tình trạng chung chung. Phối hợp với chính quyền theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân trong các tổ công đoàn, theo dõi nội dung được phát động, kết quả được thực hiện ở từng giai đoạn, từng lĩnh vực công việc.

Thứ hai: Tạo được hiệu ứng tích cực phong trào thi đua. Bác Hồ đã từng dạy: “Thi đua là yêu nước. Thi đua là một cách yêu nước thiết thực và tích cực... Yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất...”. Thật vậy, một tập thể, một cá nhân không thể nào phát triển được nếu không có sự thi đua, cạnh tranh lành mạnh. Có thể nói, chính phong trào thi đua Dạy tốt đã khơi dậy ngọn lửa yêu nghề, lòng nhiệt huyết, ý thức trách nhiệm của giáo viên trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Kết thúc đợt thi đua, Công đoàn phối hợp với Chính quyền tổ chức sơ kết, nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm, khen thưởng kịp thời cho những cá nhân, tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ để khích lệ tinh thần của đoàn viên Công đoàn.

Thứ ba: Khắc phục tình trạng học sinh bỏ học: đây là một bài toán khó đối với nhà trường, nhưng với tấm lòng tất cả vì học sinh thân yêu, nên ngay từ đầu năm học, thông qua cuộc họp phụ huynh, nhà trường đã đề ra biện pháp giáo dục toàn diện học sinh, tạo cầu nối thông tin liên lạc giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh. Giáo viên chủ nhiệm, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, địa chỉ từng học sinh một cách cụ thể, theo sát diễn biến học tập từng học sinh, phát hiện những học sinh ham chơi, nghiệm game, có tư tưởng bỏ học, báo cáo ngay với Ban giám hiệu, phụ huynh học sinh để cùng giáo dục kịp thời. Với giải pháp này đã có nhiều GVCN khi biết học sinh lớp mình trốn tiết, nghỉ học không phép đã đi tìm các em ở các dịch vụ giải trí như quán internet, quán bi-a để đưa các em về lớp học, kèm theo các giải pháp xử phạt phù hợp.

Thứ tư: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên: Chất lượng đội ngũ giáo viên là nhân tố cơ bản trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, chính vì vậy công đoàn đã phối hợp với chuyên môn động viên giáo viên tự học tập, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; khuyến khích giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm và coi đây cũng là một tiêu chí bắt buộc đối với giáo viên của nhà trường. Đồng thời tổ chức các chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy để tất cả giáo viên thực hiện...qua đó giáo viên không những chỉ giúp cho học sinh nắm được những kiến thức trọng tâm trong chương trình mà còn hình thành cho các em phương pháp tự học, phương pháp tự chiếm lĩnh tri thức.

Thứ năm: Xây dựng nhận thức, tạo sự đồng thuận trong giáo viên và học sinh. Tập thể giáo viên có nhận thức được trách nhiệm đối với chất lượng giáo dục của nhà trường, thì mới toàn tâm, toàn ý đầu tư cho công tác giảng dạy. Học sinh có nhận thức được học để có kiến thức, có cuộc sống tốt hơn cho bản thân, gia đình và xã hội thì mới ra sức cố gắng học tập tốt. Để tạo được nhận thức tốt trong giáo viên và học sinh, công đoàn đã phối hợp với chính quyền tổ chức các buổi sinh hoạt Hội đồng sư phạm nhà trường, sinh hoạt công đoàn, sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm, chào cờ đầu tuần… để xây dựng ý thức trách nhiệm, tinh thần hăng say trong hoạt động dạy và học của Thầy và Trò.

 
Thứ sáu: Xây dựng nề nếp, trật tự kỷ cương trong nhà trường. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, trường muốn đạt được chất lượng cao phải có nề nếp, trật tự tốt. Vì vậy, công đoàn đã phối hợp với chuyên môn, đoàn thanh niên để xây dựng nề nếp, trật tự, kỷ cương trong nhà trường đối với giáo viên và học sinh. Đối với giáo viên, phải nghiêm túc thực hiện kỷ luật lao động, đảm bảo ngày công, giờ công giảng dạy. Đối với học sinh, với phương châm lấy ngăn ngừa và giáo dục là chính nên từ đầu năm học, nhà trường tổ chức tuần sinh hoạt công dân với nhiều nội dung như: học nội quy của nhà trường; những định hướng của nhà trường trong năm học… Đầu năm học, nhà trường cũng tổ chức cho học sinh và phụ huynh ký bản cam kết không vi phạm nội quy trường, lớp. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát việc học sinh thực hiện nội quy, nề nếp; nâng cao trách nhiệm và vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp, kịp thời nhắc nhở, uốn nắn học sinh. Nghiêm khắc xử lý các học sinh vi phạm, tùy theo mức độ, vừa giúp học sinh sửa chữa khuyết điểm, vừa có tác dụng ngăn ngừa, giáo dục các học sinh khác.

Thứ bảy: Công đoàn phối hợp với chuyên môn xây dựng phân phối chương trình cho từng bộ môn trên cơ sở chương trình khung của Bộ và hướng dẫn của Sở Giáo dục. Tùy theo mỗi môn học, tùy vào sức học của từng đối tượng học sinh, nhóm bộ môn xây dựng phân phối chương trình phù hợp. Qua đó việc truyền đạt kiến thức sát với học sinh, giúp học sinh dễ nắm bắt, kích thích được sự hứng thú, tự giác chiếm lĩnh kiến thức của học sinh.

Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp trên đã đẩy mạnh phong trào “Dạy tốt, học tốt”, cùng với sự nỗ lực phấn đấu giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” đã góp phần nâng cao rõ rệt chất lượng dạy và học: nhiều giáo viên và học sinh đạt thành tích cao tại các cuộc thi do nhà trường và Sở Giáo dục tổ chức:

Kết quả năm học 2015- 2016, về lĩnh vực chuyên môn: Trong Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh nhà trường có 05 Đ/c đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, trong đó có 01 Đ/c đạt giải nhì trong kỳ thi.

Về học sinh: năm học 2015- 2016, nhà trường có 11 học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp trường, 06 học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, trong đó có môn Tiếng Anh lần đầu tiên đạt giải. Đạt 01 giải ba và 01 giải khuyến khích trong cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học; Có 01 học sinh đạt giải ba cấp quốc gia trong cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thức tiễn; Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp được nâng lên rõ rệt: năm học 2014- 2015, học sinh đỗ tốt nghiệp chỉ có 67%, thì năm học 2015- 2016, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đã nâng lên 92,8%.

Đạt được thành tích trên có vai trò rất lớn của Công đoàn trường trong việc phối hợp với chính quyền để thực hiện các nhiệm vụ năm học. Để ghi nhận những thành tích của nhà trường, năm học 2015 - 2016 CĐCS trường THPT Trần Can đã được LĐLĐ tỉnh Điện Biên tặng Bằng khen, UBND huyện Điện Biên Đông tặng Giấy khen./.

Nguồn tin: Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập164
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm154
  • Hôm nay21,076
  • Tháng hiện tại207,594
  • Tổng lượt truy cập136,559,407
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi