banner

GDTrH - Tổng hợp ý kiến về việc góp ý dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thông (CT GDPT) tổng thể

Thứ năm - 01/06/2017 21:13
Dienbien.edu.vn - Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên đã ban hành văn bản hướng dẫn phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố; các đơn vị trường học; các phòng chuyên môn nghiệp vụ Sở triển khai nghiên cứu và góp ý dự thảo CT GDPT tổng thể. Đối tượng lấy ý kiến gồm: Lãnh đạo Sở; lãnh đạo, chuyên viên các phòng chuyên môn nghiệp vụ Sở; lãnh đạo, chuyên viên các phòng Giáo dục và Đào tạo; cán bộ quản lý, giáo viên các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông. Để tổng hợp ý kiến đóng góp từ cơ sở, Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định thành lập Tổ tổng hợp các ý kiến góp ý dự thảo CT GDPT tổng thể từ các đơn vị.
Đến ngày 15 tháng 5 đã có 62/62 đơn vị (đạt 100% theo kế hoạch) đã tham gia góp ý dự thảo CT GDPT tổng thể gửi về Sở bằng văn bản.

Hầu hết các ý kiến đều nhất trí về cơ bản nội dung dự thảo Chương trình tổng thể và cho rằng đã đồng thuận cao về:

- Quan điểm xây dựng Chương trình;

- Mục tiêu chương trình GDPT tổng thể;

- Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu, năng lực chung của học sinh;

- Lĩnh vực giáo dục;

- Định hướng xây dựng chương trình môn học và các hoạt động giáo dục khác;

- Điều kiện thực hiện chương trình;

- Phát triển chương trình giáo dục phổ thông.

Một số những ý kiến đóng góp với Bộ của các đơn vị được tổng hợp:

1. Chương trình cho phép học sinh tự chọn môn học song thực tế có ít sự lựa chọn môn học. Nếu học sinh không tự chọn tiếng dân tộc thiểu số, hay Ngoại ngữ 2 thì không có môn học tự chọn nào khác.

Trong các môn học Hoạt động nghệ thuật và Hoạt động trải nghiệm sáng tạo việc bố trí thời gian, kinh phí hoạt động, giáo viên giảng dạy đặc biệt khu vực miền núi rất khó khăn.

2. Chương trình học lớp 10 các môn quá nhiều: với 15 môn học bắt buộc và môn học bắt buộc có phân hóa. Nên giảm bớt số môn học lớp 10 phù hợp với điều kiện thực tế.

- Chương trình học lớp 11 và lớp 12  học với 6  môn bắt buộc là phù hợp.

- Môn học tự chọn có ít môn, nếu học sinh dân tộc thiểu số phải chọn học tiếng dân tộc thiểu số khác hoặc ngoại ngữ 2 thì dẫn đến các em phải học cả Tiếng Việt, ngoại ngữ 1, ngoại ngữ 2 (hoặc tiếng dân tộc thiểu số khác) sẽ gây quá tải với học sinh.

3. Đề xuất các môn học cho chương trình học lớp 10 gồm: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Giáo dục thể chất.

Đề xuất các môn học cho chương trình học lớp 11 và lớp 12 gồm:

- Các môn học bắt buộc: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Giáo dục thể chất.

- Các môn học tự chọn (có thể lựa chọn theo nhóm môn) như sau: Khoa học tự nhiên (Vật lí, Hóa học, Sinh học); Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật); Khoa học công nghệ (Khoa học máy tính và Tin học ứng dụng) và Nghệ thuật (Mỹ thuật, Âm nhạc, Thiết kế và công nghệ).

- Đề nghị tích hợp môn tìm hiểu xã hội, tìm hiểu tự nhiên vào môn Cuộc sống quanh ta để giảm số môn học ở cấp tiểu học.

4. Trong các môn học, hoạt động giáo dục trong dự thảo CT GDPT tổng thể khó thực hiện trong điều kiện của các nhà trường hiện nay đó là các môn: Hoạt động nghệ thuật, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tiếng dân tộc và Ngoại ngữ 2.

5. Về kế hoạch dạy học ở tiểu học: “Đối với những lớp chưa thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, không bố trí thời gian tự học có hướng dẫn và dạy học nội dung giáo dục của địa phương” chưa thực sự hợp lý vì hướng dẫn học sinh tự học, hiểu biết về chính quê hương, địa phương đang sinh sống, học tập là một nội dung quan trọng. Do vậy, vì điều kiện thực tiễn chưa thể thực hiện dạy học 2 buổi/ngày thì có thể bố trí thời gian tự học có hướng dẫn và dạy học nội dung giáo dục địa phương theo buổi học/tuần (1 hoặc 2 buổi/tuần).

6. Quy định hiện hành về cơ sở vật chất trường THPT cần thay đổi để phù hợp với việc thực hiện CT GDPT tổng thể. Cần đầu tư đủ phòng học, phòng học bộ môn đạt tiêu chuẩn; nhà đa năng, phòng truyền thống, văn phòng, phòng họp toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên, nhà kho, phòng công vụ cho giáo viên, phòng dành cho các tổ chức, các tổ chuyên môn; khu sân chơi, bãi tập, bể bơi.


Toàn cảnh
trường THPT thành phố Điện Biên Phủ
 
7. Quy định hiện hành về số lượng và cơ cấu giáo viên trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông cần phải thay đổi, vì để đáp ứng mục tiêu CT GDPT tổng thể thì người giáo viên phải được giảm bớt số tiết dạy để dành thời gian, công sức, trí tuệ đầu tư cho việc chuẩn bị tiết dạy.


Theo dự thảo
CT GDPT tổng thể dự kiến sẽ bắt đầu thực hiện trong năm học 2018-2019
 
Hiện nay, công tác biên soạn và các công việc chuẩn bị điều kiện thực hiện chương trình, sách giáo khoa đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai tích cực. Chuẩn bị chu đáo công tác tập huấn, bồi dưỡng giáo viên; huy động nhiều tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn sách giáo khoa, góp phần thực hiện tốt chủ trương một chương trình nhiều sách giáo khoa. Sau khi lấy ý kiến dư luận và có chỉnh sửa phù hợp, sớm nhất từ năm học 2018-2019 chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới sẽ dự kiến được triển khai trong cả nước./.

Tác giả: Nguyễn Thị Thủy- Phòng GDTrH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập88
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm77
  • Hôm nay22,730
  • Tháng hiện tại252,683
  • Tổng lượt truy cập136,604,496
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi