banner

GDTrH - Kết quả triển khai các hoạt động Đề án Ngoại ngữ quốc gia năm 2018.

Thứ sáu - 25/01/2019 02:45
Dienbien.edu.vn – Thực hiện Quyết định số 217/QĐ-UBND ngày 21/3/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Phê duyệt Kế hoạch triển khai dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025, Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các Công văn chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các hoạt động của Đề án Ngoại ngữ năm 2018: Công văn số 1331/SGDĐT-GDTrH về Kế hoạch thực hiện dạy tiếng Anh hệ 10 năm cấp tiểu học, THCS và THPT năm học 2018-2019 và Công văn số 1570/KH-SGDĐT ngày 14/8/2018 về Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm 2018 và năm 2019 Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025;

Hoạt động tập huấn, bồi dưỡng phòng học ngoại ngữ cho giáo viên tiếng Anh THPT
Năm 2018, Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo thực hiện 14 hoạt động chính gồm: Triển khai dạy học sách giáo khoa tiếng Anh 10 năm các cấp học; Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên tiếng Anh các cấp học; Tập huấn, bồi dưỡng phương pháp giảng dạy sách giáo khoa hệ 10 năm cho giáo viên tiếng Anh cấp Tiểu học, THCS và THPT; Bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên cốt cán môn tiếng Anh; Bồi dưỡng năng lực sử dụng ngoại ngữ trong lớp học; ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; phương pháp giảng dạy các hoạt động ngoại khóa; Tập huấn về kiểm tra đánh giá học sinh theo chuẩn đầu ra cho giáo viên cốt cán môn tiếng Anh; Hợp tác quốc tế trong dạy và học ngoại ngữ; Đầu tư nguồn học liệu, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; Xây dựng môi trường dạy và học ngoại ngữ; duy trì mô hình điển hình về đổi mới và dạy học ngoại ngữ; Dạy ngoại ngữ 2 tại các trường phổ thông; Triển khai dạy tích hợp ngoại ngữ đối với các môn học và dạy các môn học khác bằng ngoại ngữ; Triển khai các chương trình làm quen ngoại ngữ cấp học mầm non; Hoạt động xã hội hóa dạy và học ngoại ngữ; Kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng kết các hoạt động của Đề án và Truyền thông về các hoạt động của Đề án.
Đến tháng 12/2018, việc triển khai các hoạt động của Đề án đã đạt được những kết quả nhất định:
1. Việc thực hiện chương trình tiếng Anh hệ 10 năm ở các trường TH, THCS và THPT
Chương trình tiếng Anh hệ 10 năm được mở rộng ở các cấp học. Năm học 2018-2019 tổ chức dạy tiếng Anh cho 130/173 trường Tiểu học (đạt 75%), với 991/1728 lớp (đạt 57,3%) và 22850/38318 học sinh (chiếm 59,6%). Cấp THCS có 58/128 trường dạy tiếng Anh hệ 10 năm (đạt 45,3%), với 382/1370 lớp (đạt 27,8%) và 10823/45433 học sinh (đạt 23,8%).  100% học sinh cấp Tiểu học và THCS ở thành phố Điện Biên Phủ thực hiện chương trình tiếng Anh hệ 10 năm, 100% học sinh lớp 3 và lớp 6 tại huyện Điện Biên thực hiện chương trình tiếng Anh hệ 10 năm. Cấp THPT có 05/33 trường học tiếng Anh hệ 10 năm (đạt 15,15%) với 28 lớp và 914 học sinh.

Hoạt động Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiếng Anh các cấp học.
2. Công tác rà soát, bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ và nghiệp vụ sư phạm theo chương trình của Đề án và hoạt động của địa phương đối với đội ngũ giáo viên phổ thông
Đội ngũ giáo viên tiếng Anh được Sở Giáo dục và Đào tạo thống kê về số lượng; khảo sát nhu cầu nội dung bồi dưỡng trước khi mở lớp. Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Thái Nguyên tiến hành khảo sát và tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho giáo viên tiếng Anh của tỉnh.
Tổng số giáo viên tiếng Anh hiện có: 581 giáo viên, số giáo viên đã đạt chuẩn: 475 giáo viên (chiếm 81,76%), trong đó cấp Tiểu học 134188 giáo viên (71,28%), cấp THCS 213/242 (87,41%), cấp THPT 118/135 giáo viên (87,4%), GDTX-GDNN 01/05 giáo viên (20%), Cao đẳng sư phạm 09/11 giáo viên (81,82%) giáo viên.
3. Việc triển khai các ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh trong các trường phổ thông
Việc triển khai ngoại ngữ khác được quan tâm triển khai tại các đơn vị có điều kiện như trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, trường THPT Lương Thế Vinh. Ngoại ngữ 2 được xây dựng kế hoạch triển khai gồm tiếng Trung Quốc và tiếng Hàn  Quốc. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại đang triển khai dạy tiếng Trung Quốc là ngoại ngữ 2 cho học sinh một số lớp tại trường THPT chuyên Lê Quý Đôn. Do địa phương không tuyển được giáo viên tiếng Hàn Quốc, tiếng Nhật nên chưa triển khai giảng dạy 2 ngoại ngữ này tại các trường THCS và THPT có nhu cầu.

Hoạt động tạo môi trường học tiếng Anh cho học sinh  phổ thông
4. Việc triển khai dạy tích hợp ngoại ngữ đối với các môn học và dạy các môn học khác bằng ngoại ngữ
Dạy tích hợp ngoại ngữ đối với các môn học và dạy các môn học khác bằng ngoại ngữ được quan tâm thực hiện tại trường THPT chuyên Lê Quý Đôn trong các môn khoa học tự nhiên. Năm 2017, trường đã tổ chức dạy 50 tiết bằng ngoại ngữ đối với các môn Toán, Vật lý, Hóa học và Sinh học.
5. Hoạt động xây dựng môi trường dạy và học ngoại ngữ tại địa phương
Việc tạo môi trường giàu ngôn ngữ trong nhà trường, thể hiện sự hội nhập của môi trường học tập trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng luôn được quan tâm trong các nhà trường. Đây là điều kiện để tạo môi trường thân thiện, phong phú nội dung, lành mạnh để học sinh học tập. Tạo sân chơi tích cực, kích thích tinh thần học tập, yêu thích bộ môn tiếng Anh; trau dồi sự hiểu biết đa dạng về nền văn hóa các nước nói tiếng Anh.
Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn số 1182/SGDĐT-GDTrH ngày 23/8/2011 về việc tạo dựng môi trường học tập ngoại ngữ trong các trường phổ thông. Các hoạt động được chú trọng gồm: hoạt động học tập ngoại khóa cho học sinh như Câu lạc bộ tiếng Anh, Xây dựng Bảng tin tiếng Anh, Góc tiếng Anh trong lớp học, song ngữ ở một số nội dung như: biển tên trường, tên lớp, phòng học bộ môn, nội quy trường, khẩu ngữ trong phòng học, ngoài sân trường….
Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học hợp đồng với giáo viên, giảng viên người nước ngoài (quốc tịch Phillipine, Mỹ,…); trường THPT chuyên Lê Quý Đôn hằng năm tiếp nhận 01 trợ giảng người nước ngoài do Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội giới thiệu đến giảng dạy cho giáo viên, học sinh nhằm tạo môi trường học tập, môi trường giao tiếp giữa giáo viên và học sinh.
6. Hoạt động xây dựng mô hình điển hình về đổi mới và dạy học ngoại ngữ
Sở Giáo dục và Đào tạo đã lựa chọn và xây dựng 03 trường điển hình về đổi mới dạy và học ngoại ngữ, gồm trường TH Hà Nội - Điện Biên Phủ, trường THCS Him Lam và trường THPT chuyên Lê Quý Đôn. Các hoạt động tiêu biểu của trường điển hình như: Bồi dưỡng về Ngôn ngữ sư phạm tiếng Anh, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ, kỹ thuật dạy học tiếng Anh và hướng dẫn sử dụng tài liệu dạy học tiếng Anh trong trường phổ thông cho giáo viên. Hoạt động học tập, giao lưu cho học sinh nhằm nâng cao kỹ năng, năng lực sử dụng ngôn ngữ như thi kể chuyện bằng tiếng Anh, hùng biện tiếng Anh theo chủ đề cho học sinh; Đổi mới kiểm tra đánh giá, áp dụng công nghệ và các thiết bị hiện đại vào kiểm tra, đánh giá 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết của học sinh.
7. Hoạt động hợp tác quốc tế và thông tin truyền thông
Công tác hợp tác quốc tế và thông tin truyền thông được tích cực triển khai. Năm 2016 và 2017, Sở đã tiếp nhận 02 trợ giảng người nước ngoài đến làm việc tại trường THPT chuyên Lê Quý Đôn theo chương trình hỗ trợ trợ giảng cho các trường chuyên của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam. Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học mời và hợp đồng lao động với giảng viên người nước ngoài, giáo viên tình nguyện đến giảng dạy cho học viên các lớp ngoại ngữ tại trung tâm.

Hoạt động hợp tác quốc tế trong dạy và học ngoại ngữ
8. Hoạt động đầu tư, mua sắm trang thiết bị, phòng học ngoại ngữ, cơ sở vật chất (gồm cả ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ)
Việc đầu tư thiết bị dạy học ngoại ngữ được thực hiện thường xuyên trong năm học. Các trường Tiểu học, THCS, THPT; các phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo đã quan tâm đầu tư, mua sắm, trang bị các thiết bị dạy học tối thiểu cho giáo viên và học sinh như sách giáo khoa tiếng Anh, sách giáo viên tiếng Anh, sách bài tập tiếng Anh, sách tham khảo tiếng Anh, đĩa CD, đài catsette, máy tính xách tay, .... Ngoài ra các thiết bị dạy học hiện đại cũng được quan tâm đầu tư mua sắm. Đến thời điểm tháng 12/2018, toàn tỉnh có 115 phòng học ngoại ngữ cho 39 trường tiểu học, 44 trường THCS, 31 trường THPT và 01 trường Cao đẳng Sư phạm.
9. Hoạt động triển khai các chương trình làm quen ngoại ngữ bậc mầm non
Năm 2018  Sở Giáo dục và Đào tạo đã cho triển khai tại 10 trường mầm non (08 công lập, 01 tư thục) tổ chức cho trẻ mầm non làm quen tiếng Anh với 791 trẻ. Thành phố Điện Biên Phủ 05 đơn vị (MN Hoa Ban, MN Rainbow, MN Hoa Hồng, MN 7/5, Mn 20/10); Huyện Điện Biên (MN Thanh Xương, MN Pom Lót, MN Hoàng Công Chất, MN Thanh Hưng, MN Thanh Chăn). Các đơn vị sử dụng tài liệu giảng dạy do Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định.
10. Hoạt động xã hội hóa dạy và học ngoại ngữ
Các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là tại thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên đã vận động các trung tâm, cơ sở giáo dục ngoại ngữ, các tổ chức  nước ngoài đào tạo và giảng dạy tại các trường phổ thông và các trung tâm với các giáo viên tiếng Anh là người bản ngữ. Phụ huynh học sinh đã ủng hộ, đóng góp kinh phí cho học sinh đi học.
11. Tập huấn, bồi dưỡng phương pháp giảng dạy sách giáo khoa hệ 10 năm cho giáo viên tiếng Anh cấp Tiểu học, THCS và THPT
Năm 2018, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức bồi dưỡng cho 124 giáo viên cốt cán môn tiếng Anh các huyện, thị xã, thành phố cấp TH, THCS và THPT về phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá học sinh học sách giáo khoa chương trình tiếng Anh hệ 10 năm.
12. Bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên cốt cán môn tiếng Anh
Ngoài các đợt bồi dưỡng do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, năm 2017 và 2018, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với trường Đại học sư phạm – Đại học Thái Nguyên bồi dưỡng cho 100 giáo viên tiếng Anh các cấp học về năng lực sử dụng ngoại ngữ trong lớp học; ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; phương pháp giảng dạy các hoạt động ngoại khóa.
13. Kiểm tra, giám sát thực hiện các hoạt động của Đề án tại các đơn vị
Năm 2018, Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động của Đề án NNQG trực tiếp tại 02 phòng Giáo dục và Đào tạo, đồng thời yêu cầu các đơn vị khác tự kiểm tra, đánh giá và gửi kết quả về Sở để tổng hợp. Việc kiểm tra được lồng ghép vào các đợt kiểm tra đầu năm, kiểm tra chuyên đề hoặc kiểm tra riêng đối với Đề án.
Với những kết quả đã đạt được trong năm 2018, các phòng chuyên môn nghiệp vụ Sở sẽ tiếp tục tổng hợp số liệu, xây dựng kế hoạch sát với thực tế tại các đơn vị để tiếp tục triển khai hiệu quả các hoạt động của Đề án theo chỉ tiêu được UBND tỉnh giao tại Quyết định số 217/QĐ-UBND ngày 21/3/2018.

Tác giả: Nguyễn Ngọc Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập86
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm14
  • Khách viếng thăm71
  • Hôm nay18,390
  • Tháng hiện tại224,175
  • Tổng lượt truy cập136,575,988
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi