“Có một nghề bụi phấn bám đầy tay
Người ta bảo là nghề trong sạch nhất
Có một nghề không trồng cây trên đất
Lại nở cho đời những đóa hoa thơm.
”Cứ mỗi lần nghe những ca từ ấy lòng tôi lại bâng khuâng, xao xuyến và nghĩ tới cô giáo Lê Thị Kiều Oanh, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng trường THPT Thanh Nưa, huyện Điện Biên,tỉnh Điện Biên - Người thủ trưởng đương nhiệm nơi tôi công tác.
Nhiệt huyết, đam mê nơi trái tim ấy – nghề Dạy học cao quý!Với lòng yêu nghề sâu sắc, qua những năm tháng trực tiếp làm công tác giảng dạy, trải qua nhiều môi trường công tác, giảng dạy nhiều đối tượng học sinh (Từ học sinh giỏi ở Trường Chuyên Lê Quý Đôn, đến học sinh nghèo ở vùng Biên giới, kinh tế đặc biệt khó khăn xã Thanh Nưa) cô Lê Thị Kiều Oanh luôn là giáo viên tâm huyết, nỗ lực hết mình trong công tác, tận tụy thương yêu học sinh, tích cực tự học tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; luôn đi đầu trong việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá. Nhiều năm liền đạt Danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường. Dự thi và được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh liên tục 4 kỳ từ năm 2000 đến 2009 và tiếp tục làm thành viên Ban giám khảo Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh trong các năm 2009, 2012, 2016 - 2020. Tham gia ôn luyện Đội tuyển học sinh giỏi cấp cơ sở trong các năm từ 2012 đến nay đạt nhiều giải. Hàng năm liên tục được Sở GD&ĐT công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Cô giáo Lê Thị Kiều Oanh với học sinh vui mùa phượng nở
Thành tích mà cô đạt được là niềm vinh hạnh đối với bản thân và góp thêm bề dày thành tích của trường THPT Thanh Nưa trên hành trình 10 năm xây dựng và phát triển. Cô vẫn nói “Thành tích là sự cố gắng nỗ lực của học sinh và tập thể nhà trường” nhưng chính cô đã góp phần không nhỏ vào thành tích đó.Người quản lí có duyên với việc khóTháng 8/2018, Cô Lê Thị Kiều Oanh được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên tin tưởng giao phó trọng trách Hiệu trưởng Trường THPT Thanh Nưa. Đảm nhận chức vụ lãnh đạo của người đứng đầu, cô vấp phải không ít khó khăn và trăn trở. Làm thế nào để thu hút học sinh đi học, làm thế nào để tạo dựng được sự tin tưởng để phụ huynh gửi gắm con cái trong khi chất lượng “đầu vào” thấp, chất lượng “đầu ra” cũng chưa được cao….Thế mà, người quản lí ấy không hề “nản”, dẫu biết rằng đây thực sự là khó khăn lớn đối với nữ Hiệu trưởng mới. Nhưng rất nhanh chóng, cô đã quyết định được hai vấn đề then chốt giúp thay đổi hình ảnh nhà trường, "kéo" học sinh quay lại trường học, đó là: phải tham mưu tích cực, hiệu quả với địa phương cũng như các cơ quan, ban, ngành của tỉnh trong công tác xây dựng cơ sở vật chất nhà trường; củng cố, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên; Không chỉ phát huy nội lực từ đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường cô còn rất năng động trong việc kêu gọi các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm, lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn như Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Bắc (E24 Bộ Công an), Tiểu Đoàn Cảnh sát cơ động Tây Bắc (D1, E24 Bộ Công an, Trung tâm Văn hóa tâm linh Linh Quang, Thành Đoàn Hải Phòng, các Đồn biên phòng Thanh Luông, Mường Pồn, Mường Mươn... Những việc làm ấy đã giảm bớt đi phần nào những khó khăn vất vả của học sinh nghèo; động viên khích lệ học sinh bán trú yên tâm học tập rèn luyện; đồng thời đó cũng là giải pháp nâng cao tỉ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp hàng năm. Đặc biệt năm 2020 vừa qua, trường THPT Thanh Nưa đã đạt 100% tỉ lệ học sinh đỗ Tốt nghiệp THPT. Cô Lê Thị Kiều Oanh Hiệu trưởng nhà trường cùng các em học sinh Trường THPT Thanh Nưa nhận quà từ thiện của Thành Đoàn Hải Phòng trao tặng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn của nhà trường
Chưa dừng lại ở đó, điều làm cô trăn trở suy tư nhiều nhất vẫn là mong muốn được các cấp, Ngành quan tâm, các “Mạnh Thường Quân” chung tay góp sức đầu tư công trình nhà vệ sinh đạt chuẩn đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho gần 200 em học sinh nội trú của nhà trường.Sau nhiều nỗ lực, cố gắng, giờ đây chúng tôi đã thấy nụ cười trên đôi môi của cô. Trường THPT Thanh Nưa, nhiều năm liền liên tục đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, 02 năm được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Cờ thi đua dẫn đầu phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” khối THPT trên địa bàn tỉnh; được công nhận trường Chuẩn Quốc gia ... Trường đã trở thành địa chỉ tin cậy của phụ huynh và học sinh, là nơi chắp cánh những ước mơ của biết bao thế hệ trẻ vùng cao biên giới.Truyền lửa bằng nhiệt huyết bản thânNgười cán bộ quản lí, người giáo viên với nhiều năm đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, được UBND tỉnh tặng thưởng Bằng khen và danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về những đổi mới đóng góp cho sự nghiệp“trồng người”, cô giáo Lê Thị Kiều Oanh đã rất xứng đáng khi được vinh danh Nhà giáo tiêu biểu toàn quốc năm 2020 tại Thủ đô Hà Nội. Cô giáo Lê Thị Kiều Oanh vinh dự nhận Danh hiệu Nhà giáo tiêu biểu toàn quốc năm 2020
Những thành công mà cô đạt được đã đánh dấu những bước trưởng thành sự nghiệp trồng người 29 năm qua, đó là nền tảng, là động lực để cô phấn đấu, làm tốt hơn sứ mệnh của mình. Với cô phần thưởng lớn nhất chính là sự trưởng thành của các thế hệ học trò, giúp các em được đến trường, được hưởng hạnh phúc và thành công trên hành trình chinh phục tương lai. Những cố gắng nỗ lực của cô góp phần không nhỏ vào bảng thành tích của cá nhân nói riêng và của nhà trường nói chung và góp phần xây dựng quê hương Điện Biên tươi đẹp./.