banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

KHTC - Bảo vệ rừng gắn với giảm nghèo đồng bào dân tộc thiểu số

Thứ năm - 17/09/2015 22:11
Dienbien.edu.vn: Ngày 09/9/2015, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2015/NĐ-CP về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020. Nghị định số 75/2015/NĐ-CP sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/11/2015.
Nghị định số 75/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng, phát triển lâm sản ngoài gỗ, nâng cao thu nhập gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020. Theo đó, đối tượng áp dụng là hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã khó khăn vùng dân tộc và miền núi và cộng đồng dân cư thôn có tham gia các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng.


Bảo vệ , phát triển rừng  gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

Theo Nghị định, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định sẽ được hỗ trợ tiền khoán bảo vệ rừng là 400.000 đồng/ha/năm, hưởng lợi từ rừng và thực hiện trách nhiệm bảo vệ rừng theo quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước với hạn mức diện tích rừng nhận khoán được hỗ trợ  tối đa là 30 ha/hộ gia đình khi nhận khoán bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng chưa giao, chưa cho thuê do UBND cấp xã đang quản lý.

Nếu hộ gia đình thuộc đối tượng áp dụng quy định tại Nghị định thực hiện bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng được giao có trồng bổ sung với rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên được hỗ trợ bảo vệ rừng là 400.000 đồng/ha/năm; hỗ trợ trồng rừng bổ sung, mức hỗ trợ theo thiết kế - dự toán, tối đa không quá 1.600.000 đồng/ha/năm trong 03 năm đầu và 600.000 đồng/ha/năm cho 03 năm tiếp theo.

Nghị định cũng quy định rõ hỗ trợ trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ. Cụ thể, diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch phát triển rừng sản xuất đã giao ổn định, lâu dài cho hộ gia đình được hỗ trợ một lần cho chu kỳ đầu tiên để trồng rừng sản xuất bằng loài cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ. Mức hỗ trợ từ 05-10 triệu đồng/ha để mua cây giống, phân bón và chi phí một phần nhân công bằng tiền đối với trồng cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ tùy theo chu kỳ kinh doanh của loài cây trồng theo thiết kế - dự toán. Hộ gia đình nghèo tham gia trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng phòng hộ thì được trợ cấp 15 kg gạo/khẩu/tháng hoặc bằng tiền tương ứng với giá trị 15 kg gạo/khẩu/tháng tại thời điểm trợ cấp trong thời gian chưa tự túc được lương thực tối đa không quá 07 năm.

Căn cứ thiết kế - dự toán trồng rừng, ngoài số tiền được hỗ trợ quy định để trồng rừng sản xuất phát triển lâm sản ngoài gỗ, hộ gia đình được Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho vay không có tài sản bảo đảm phần giá trị đầu tư còn lại tối đa là 15 triệu đồng/ha, lãi suất là 1,2%/năm trong thời gian 20 năm. Ngoài ra, hộ gia đình thuộc đối tượng quy định của Nghị định được Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cho vay không có tài sản bảo đảm để chăn nuôi trâu, bò, gia súc khác với hạn mức vay tối đa 50 triệu đồng, thời hạn cho vay tối đa 10 năm, lãi suất là 1,2%/năm.

Nghị định này sẽ góp phần hỗ trợ các hộ gia đình, đặc biệt là đồng bào dân tộc miền núi tỉnh Điện Biên tăng thu nhập, thoát nghèo, từng bước ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất lâm nghiệp. Từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập883
  • Máy chủ tìm kiếm64
  • Khách viếng thăm819
  • Hôm nay352,664
  • Tháng hiện tại1,743,435
  • Tổng lượt truy cập92,181,867
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi