(Ảnh minh họa) Theo đó, Hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa không được nêu nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa gây cạnh tranh không bình đẳng. Trường hợp không thể mô tả chi tiết hàng hóa theo đặc tính kỹ thuật, thiết kế công nghệ, tiêu chuẩn công nghệ thì có thể nêu nhãn hiệu, catalô của một sản phẩm cụ thể để tham khảo, minh họa cho yêu cầu về kỹ thuật của hàng hóa nhưng phải ghi kèm theo cụm từ “hoặc tương đương” sau nhãn hiệu, catalô, đồng thời, phải quy định rõ nội hàm tương đương với hàng hóa đó về đặc tính kỹ thuật, tính năng sử dụng, tiêu chuẩn công nghệ và các nội dung khác (nếu có) mà không được quy định tương đương về xuất xứ.
Về thuế, phí, lệ phí, Thông tư quy định, thuế, phí, lệ phí dự thầu mua sắm hàng hóa được áp theo thuế suất, mức phí, lệ phí theo quy định tại thời điểm 28 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu. Đối với đấu thầu quốc tế, khi đánh giá về giá không xem xét và không đưa vào để so sánh, xếp hạng nhà thầu đối với chi phí về thuế, phí, lệ phí (nếu có). Trường hợp nhà thầu được xếp hạng thứ nhất thì chi phí về thuế, phí, lệ phí sẽ được xác định cụ thể trong bước thương thảo hợp đồng; giá đề nghị trúng thầu, giá hợp đồng phải bao gồm thuế, phí, lệ phí (nếu có).
Một nội dung đáng chú ý khác là quy định về ưu đãi trong chọn lựa nhà thầu, theo đó, hàng hóa trong hồ sơ mời thầu mua sắm chỉ được hưởng ưu đãi khi nhà thầu chứng minh được chi phí sản xuất trong nước chiếm từ 25% trở lên trong giá hàng hóa.
Thông tư này thay thế Thông tư số 05/2010/TT-BKH ngày 10/02/2010 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/08/2015. Bạn đọc có thể xem nội dung Thông tư
tại đây.