banner

KHTC- Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người giúp việc gia đình

Thứ năm - 17/04/2014 20:16
Dienbien.edu.vn: Ngày 07/4/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 27/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người giúp việc gia đình.
Nghị định quy định một số quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người sử dụng lao động, lao động là người giúp việc gia đình, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc thực hiện hợp đồng lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất và giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

Đối tượng áp dụng là người giúp việc gia đình; người sử dụng lao động có thuê mướn, sử dụng lao động là người giúp việc gia đình theo hợp đồng lao động; Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thực hiện các quy định tại Nghị định. Nghị định này không áp dụng đối với người lao động Việt Nam là người giúp việc gia đình làm việc ở nước ngoài.

Nghị định quy định rõ, hợp đồng lao động được ký kết bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp: Chủ hộ; người được chủ hộ hoặc các chủ hộ ủy quyền hợp pháp; người được các thành viên trong hộ gia đình hoặc các hộ gia đình ủy quyên hợp pháp. Người ký kết hợp đồng lao động bên phía người lao động thuộc một trong các trường hợp: Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên; Người lao động từ đủ 15 tuổi trở lên đến 18 tuổi và có văn bản đồng ý của người đại diện theo pháp luật.

Mức tiền lương do hai bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định, ngoài ra, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế do người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của phát luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để người lao động tự lo bảo hiểm.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp thông về các điều kiện ăn, ở của người lao động, đặc điểm của các thành viên, sinh hoạt của gia đình và hướng dẫn cho người lao động sử dụng các trang thiết bị trong gia đình; thông báo với UBND xã, phường, thị trấn nơi người lao động làm việc theo quy định; đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động. Khi người lao động bị ốm đau người sử dụng lao động tạo điều kiện để người lao động được nghỉ ngơi, khám, chữa bệnh; cấp cứu và điều trị chu đáo khi người lao động bị tai nạn lao động và thực hiện các trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động. Về thời gian làm việc, nghỉ ngơi do hai bên thỏa thuận nhưng người giúp việc gia đình phải được nghỉ ít nhất tám giờ/ngày, trong đó có sáu giờ nghỉ liên tục. Mỗi tuần người giúp việc phải được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục hoặc bình quân ít nhất bốn ngày trong một tháng.Đối với những người giúp việc gia đình có đủ 12 tháng làm việc cho một chủ sử dụng lao động thì thời gian nghỉ hàng năm là 12 ngày làm việc được hưởng nguyên lương. Trước khi nghỉ hàng năm, người giúp việc gia đình được ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương cho những ngày nghỉ.Thời gian thử việc cũng do hai bên tự thỏa thuận nhưng không được quá sáu ngày làm việc.

Người lao động có trách nhiệm cung cấp thông tin theo quy định, chấp hành đúng các hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị, phòng chống cháy nổ và các yêu cầu vệ sinh môi trường của gia đình và nơi cư trú. Khi người lao động có hành vi vi phạm các nội dung trong hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động có thể khiển trách, nếu tái phạm, tùy theo mức độ vi phạm mà người sử dụng lao động có thể chấm dứt hợp đồng lao động; Người lao động là hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/5/2014. Người sử dụng lao động đang thuê mướn lao động giúp việc gia đình trước ngày nghị định có hiệu lực thì phải thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động hoặc ký kết hợp đồng mới và thông báo với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người lao động làm việc trong thời gian 10 ngày kể từ ngày ký hợp đồng lao động./.

Nguồn tin: Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập154
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm27
  • Khách viếng thăm126
  • Hôm nay18,491
  • Tháng hiện tại706,872
  • Tổng lượt truy cập136,159,241
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi