Các điểm chỉ số thành phần tăng so với năm 2019 gồm 4/10 chỉ số thành phần:
- Chỉ số chi phí thời gian: 6,69 điểm
- Chỉ số chi phí không chính thức: 6,73 điểm
- Chỉ số cạnh tranh bình đẳng: 7,81 điểm
- Chỉ số tính năng động của chính quyền: 6,42 điểm
Các chỉ số thành phần giảm so với năm 2019 gồm 6/10 chỉ số thành phần:
- Chỉ số gia nhập thị trường: 6,85 điểm
- Chỉ số tiếp cận đất đai: 5,89 điểm
- Chỉ số về tính minh bạch: 6,42 điểm
- Chỉ số về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp: 6,02 điểm
- Chỉ số đào tạo lao động: 5,42 điểm
- Chỉ số về thiết chế pháp lý: 6,71 điểm
UBND tỉnh Điện Biên ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư với Công ty cổ phần tập đoàn FLC Năm 2019, chỉ số PCI tỉnh Điện Biên là 64,11 điểm, xếp thứ 44 trên bảng xếp hạng PCI toàn quốc, nằm trong nhóm các tỉnh có chỉ số PCI ở mức khá. Tuy nhiên năm 2020, chỉ số PCI tỉnh Điện Biên đạt 62,62 điểm, xếp thứ 46 trên bảng xếp hạng chung của cả nước (giảm 2 bậc), nằm trong nhóm các tỉnh có chỉ số PCI mức trung bình và xếp thứ 8/14 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc (giảm 1 bậc).
Mặc dù có giảm về điểm số và thứ hạng trên bảng xếp hạng chung của cả nước, nhưng so với các tỉnh trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc, nhất là khu vực phía Tây Bắc thì chỉ số PCI năm 2020 của Điện Biên vẫn ở mức tương đối khả quan. Về 10 chỉ số thành phần thì có 4 chỉ số có điểm số tăng so với năm trước là: chi phí thời gian; chi phí không chính thức; cạnh tranh bình đẳng; tính năng động của chính quyền tỉnh. Đây là những chỉ số rất quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp, bởi khi những chỉ số này được cải thiện, chứng tỏ môi trường kinh doanh của tỉnh đang tiếp tục có những chuyển biến tích cực.
Ngay sau khi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức Lễ công bố kết quả đánh giá Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2020 (ngày 15/4/2021), UBND tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị thành viên Ban chỉ đạo thực hiện Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh nghiên cứu Tài liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, phân tích từng chỉ số thành phần, từng tiêu chí đánh giá cụ thể có liên quan đến ngành, lĩnh vực phụ trách. Trên cơ sở đó, các ngành, các địa phương xây dựng kế hoạch hành động, đề ra phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể để khắc phục những tồn tại, tiếp tục cải thiện chỉ số PCI trong năm 2021 và những năm tiếp theo./.