banner

Đề án phát triển bền vững Mắc Ca giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thứ sáu - 15/04/2022 06:24
Dienbien.edu.vn: Ngày 15/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 344/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển bền vững Mắc Ca giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đề án được xây dựng trên quan điểm, Mắc ca là cây trồng nhập nội, mới được gây trồng, phát triển ở Việt Nam, việc phát triển vùng trồng Mắc ca cần được nghiên cứu, triển khai từng bước thận trọng, trên cơ sở khoa học, thực tiễn vững chắc và nhu cầu của thị trường, gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, phù hợp với các chiến lược, quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần ổn định dân cư, giữ vững an ninh chính trị, an toàn xã hội. Do đó, cần phát triển Mắc ca thành ngành hàng sản xuất hiệu quả, bền vững, góp phần thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước. 
Mục tiêu cụ thể của Đề án là sản lượng Mắc ca qua chế biến đạt khoảng 130.000 tấn hạt vào năm 2030, khoảng 500.000 tấn hạt vào năm 2050; Giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm Mắc ca đạt khoảng 400 triệu USD vào năm 2030, khoảng 2,5 tỷ USD vào năm 2050, trong đó tỷ lệ sản phẩm Mắc ca nguyên vỏ không vượt quá 40%. Phấn đấu tổng diện tích Mắc ca cả nước đạt từ 130.000 - 150.000 ha vào năm 2030, tập trung tại các tỉnh vùng Tây Bắc (khoảng 75.000 - 95.000 ha, chủ yếu tại các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu), vùng Tây Nguyên (khoảng 45.000 ha, chủ yếu tại các tỉnh: Lâm Đồng, Đắk Nông, Kon Tum) và một số địa phương có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp với yêu cầu sinh thái của cây Mắc ca (khoảng 10.000 ha).
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thắng kiểm tra một số dự án Mắc ca trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Thực tế cho thấy, việc phát triển cây mắc ca trên địa bàn tỉnh Điện Biên là phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, tạo động lực mới cho sản xuất nông nghiệp; đồng thời khai thác tiềm năng, thế mạnh về đất đai của tỉnh. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã trồng được trên 3.820 ha cây Mắc ca, tập trung chủ yếu trên địa bàn các huyện: Tuần Giáo, Điện Biên, Mường Nhé, Điện Biên Đông, Mường Ảng và thành phố Điện Biên Phủ.
Các Dự án trồng Mắc ca đã và đang triển khai thực hiện được cấp ủy, chính quyền địa phương, các ngành, các cấp quan tâm, ủng hộ, người dân đồng tình hưởng ứng, bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định, có những tác động tích cực, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho các hộ dân, góp phần làm thay đổi diện mạo vùng nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số; góp phần thực hiện chủ trương của trung ương, của tỉnh về thu hút, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; từng bước thay đổi cơ cấu cây trồng, đưa cây Mắc ca trở thành cây trồng có giá trị cao trong sản xuất nông - lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên./.

Tác giả: Phạm Ngọc Long

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,415
  • Thành viên online2
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm1,405
  • Hôm nay15,476
  • Tháng hiện tại660,561
  • Tổng lượt truy cập135,138,854
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi