banner

Kế hoạch phát triển hệ thống thư viện trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030

Thứ năm - 29/07/2021 22:24
Dienbien.edu.vn: Ngày 16/7/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã ban hành Quyết định số 1261/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch phát triển hệ thống thư viện trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030
Kế hoạch xác định mục tiêu chung là phát triển hệ thống thư viện trên địa bàn tỉnh Điện Biên trở thành trung tâm thông tin, văn hóa, học tập cộng đồng hữu ích và hiện đại, có tính liên kết cao, phục vụ nhu cầu tiếp cận thông tin, tri thức, tạo môi trường đọc và học tập suốt đời góp phần nâng cao dân trí, năng lực sáng tạo, kỹ năng lao động; cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là người dân ở vùng cao, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Giờ đọc sách thư viện của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Hà Nội - Điện Biên Phủ
Mục tiêu cụ thể đối với hệ thống thư viện thuộc các cơ sở giáo dục cụ thể như sau:
* Trong giai đoạn 2021-2025:
- Phấn đấu 100% thư viện thuộc cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được kiện toàn để đáp ứng đủ điều kiện về thành lập thư viện cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Nghị định số 93/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2020.
- Duy trì 100% cơ sở giáo dục Tiểu học có thư viện đảm bảo các điều kiện theo quy định; phấn đấu 30% cơ sở giáo dục mầm non, 100% cơ sở giáo dục THCS; trên 85% cơ sở giáo dục THPT có thư viện đáp ứng đủ điều kiện về thành lập thư viện thuộc các cơ sở giáo dục theo quy định. Phấn đấu 100% cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thư viện đáp ứng đủ điều kiện về thành lập thư viện cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định.
- Phấn đấu lượt người sử dụng bình quân đạt 150.000 lượt/năm/thư viện; lượt tài nguyên thông tin (bao gồm cả dạng điện tử, số) phục vụ 300.000 lượt/ năm/thư viện; bình quân số bản sách đạt 05 bản/học sinh/thư viện.
- Phấn đấu đạt 70% người làm công tác thư viện tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên chuyên ngành thông tin - thư viện hoặc tốt nghiệp chuyên ngành khác có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin - thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.
- Đối với thư viện thuộc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Phấn đấu đạt 100% người làm công tác thư viện tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên chuyên ngành thông tin - thư viện hoặc tốt nghiệp chuyên ngành khác có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin - thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.
- Phấn đấu 100% người làm công tác thư viện trong toàn tỉnh được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; được đào tạo, cập nhật kiến thức, kỹ năng vận hành thư viện hiện đại.
* Định hướng đến năm 2030
- Phấn đấu 40% cơ sở giáo dục mầm non, 100% cơ sở giáo dục THPT có thư viện đáp ứng đủ điều kiện về thành lập thư viện thuộc các cơ sở giáo dục theo quy định.
- Thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Phấn đấu lượt người sử dụng bình quân đạt 200.000 lượt/năm/thư viện; lượt tài nguyên thông tin (bao gồm cả dạng điện tử, số) phục vụ 400.000 lượt/ năm/thư viện; duy trì bình quân số bản sách đạt 05 bản/học sinh/thư viện.
- Đối với thư viện thuộc các cơ sở giáo dục dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông: Phấn đấu 80% người làm công tác thư viện tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên chuyên ngành thông tin - thư viện hoặc tốt nghiệp chuyên ngành khác có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin - thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.
- Duy trì 100% người làm công tác thư viện trong toàn tỉnh được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; được đào tạo, cập nhật kiến thức, kỹ năng vận hành thư viện hiện đại.
Kế hoạch cũng xác định 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp thực hiện gồm: Công tác thông tin, tuyên truyền; Tăng cường tham mưu quản lý nhà nước về thư viện; Công tác đào tạo và sử dụng nhân lực; Hiện đại hóa sở vật chất thư viện; Phát triển tài nguyên thông tin và đổi mới, chuẩn hóa hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ.
Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì tham mưu công tác củng cố, kiện toàn và phát triển hệ thống thư viện trường học; phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện phát triển phong trào đọc sách trong các khối trường học trên địa bàn; phối hợp với các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các hoạt động tuyên truyền Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, chương trình phối hợp công tác trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thư viện và đẩy mạnh các hoạt động giáo dục, học tập suốt đời trong các thư viện; hằng năm lập dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch này phù hợp với khả năng ngân sách địa phương, tổng hợp chung trong dự toán toàn ngành, gửi Sở Tài chính theo quy định

Tác giả: Đặng Việt Cường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập270
  • Máy chủ tìm kiếm22
  • Khách viếng thăm248
  • Hôm nay34,243
  • Tháng hiện tại673,149
  • Tổng lượt truy cập137,024,962
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi