banner

KHTC - Nghị quyết về phát huy các nguồn lực của nền kinh tế

Thứ tư - 27/02/2019 04:49
Dienbien.edu.vn: Ngày 15/1/2019, Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế.
Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị nêu khái quát những kết quả chủ yếu, hạn chế, bất cập và nguyên nhân trong quản lý, khai thác, huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế thời gian vừa qua. Đồng thời, Nghị quyết đã đề ra mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể đối với từng nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) gắn với các mốc thời gian đến năm 2025, năm 2035 và năm 2045 - Thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đồng thời chỉ ra các nhiệm vụ, giải pháp chung và nhiệm vụ, giải pháp cụ thể đối với từng nguồn lực nhằm thực hiện quan điểm và mục tiêu đề ra.
Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết là nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, tiến tới trở thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Học sinh trường THPT Lương Thế Vinh tham gia chiến dịch bảo vệ môi trường
 Đối với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực, các nội dung gồm có:
- Đến năm 2025: Tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản dưới 33% tổng số lao động của cả nước. Khắc phục cơ bản tình trạng mất cân đối cung - cầu nhân lực trong nền kinh tế; thiết lập hệ thống sắp xếp công việc dựa trên vị trí việc làm, củng cố hệ thống chức nghiệp thực tài.
- Đến năm 2035: Tỉ trọng lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản dưới 25% tổng số lao động của cả nước. Chỉ số phát triển con người (HDI) đạt mức cao trên thế giới (giá trị từ 0,700- 0,799). Phát triển năng lực đổi mới sáng tạo, có đội ngũ nhân lực khoa học, công nghệ, chuyên gia đầu ngành tương đương trình độ của các nước tiên tiến trong khu vực.
- Đến năm 2045: Tỉ trọng lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản dưới 15% tổng số lao động của cả nước. Chỉ số phát triển con người (HDI) đạt mức cao trên thế giới (giá trị từ 0,800 trở lên). Năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của nhân lực Việt Nam đạt mức trung bình các nước ASEAN-4.
Các giải pháp chính để thực hiện mục tiêu phát triển nguồn nhân lực gồm: Nâng cao nhận thức, hoàn thiện thể chế về phát triển, quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực Việt Nam; đổi mới công tác quản lý, sử dụng, đánh giá và đào tạo nguồn nhân lực; hoàn thiện thể chế phát triển thị trường lao động hoạt động hiệu quả.
Bộ Chính trị chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội tổ chức phổ biến, quán triệt và xây dựng kế hoạch thực hiện nghiêm túc Nghị quyết./.

Tác giả: Đặng Việt Cường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập199
  • Máy chủ tìm kiếm25
  • Khách viếng thăm174
  • Hôm nay30,784
  • Tháng hiện tại720,419
  • Tổng lượt truy cập136,172,788
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi