1. Xóa bỏ lương cơ sở, xây dựng 5 bảng lương mới Theo kết luận từ Hội nghị, trong khu vực Nhà nước, cơ cấu tiền lương và tiền thưởng mới sẽ được thiết kế với tỷ lệ hợp lý hơn giữa lương cơ bản, các khoản phụ cấp và bổ sung chế độ tiền thưởng. Cụ thể, sẽ xây dựng hệ thống gồm 5 bảng lương mới, gồm 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo từ Trung ương đến cấp xã; 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh, chức vụ lãnh đạo và 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang.
Lương của cán bộ, công chức sẽ được quy định bằng
số tiền tuyệt đối theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, không còn căn cứ vào mức lương cơ sở. Hiện nay, lương cơ sở đang duy trì ở mức 1,3 triệu đồng và sẽ tăng lên 1,39 triệu đồng từ ngày 1/7/2018; theo quy định của
Thông tư 02/2017/TT-BNV, mức lương của cán bộ, công chức được tính theo công thức: Lương cơ sở x hệ số lương hiện hưởng.
Với cách tính lương mới, tiền lương của cán bộ,
công chức được cho là sẽ cao hơn trước với mức khởi điểm 4,14 triệu đồng/tháng.
Hội nghị Trung ương 7, BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII 2. Mở rộng cơ chế tăng thu nhập cho cán bộ, công chứcTại
Nghị quyết 54/2017/QH14, Quốc hội cho phép TP. Hồ Chí Minh được quyền quyết định chi thu nhập bình quân tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Thành phố. Theo đó, năm 2018, lương công chức TP. Hồ Chí Minh được tăng thêm 0,6 lần; từ năm 2019 tăng thêm 1,2 lần và năm 2020 tăng thêm1,8 lần so với tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ (theo
Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐND).
Hội nghị trung ương 7 thống nhất chủ trương sẽ mở rộng thí điểm cơ chế áp dụng mức chi thu nhập tăng thêm đối với một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác, nhất là ở vùng động lực. Theo đó, không chỉ công chức TP. Hồ Chí Minh được tăng lương mà sắp tới, công chức nhiều địa phương khác cũng sẽ có cơ hội được tăng thu nhập.
Bên cạnh đó, Hội nghị cũng quyết định sẽ sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% trong tổng quỹ lương. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị được sử dụng quỹ tiền thưởng để thưởng định kỳ cho cán bộ, công chức, viên chức gắn với kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc; Bãi bỏ hệ số tiền lương tăng thêm đối với cán bộ, công chức thuộc các cơ quan đang thực hiện cơ chế tài chính đặc thù...
3. Bổ sung lương tối thiểu vùng theo giờVới người lao động trong khối doanh nghiệp, chính sách về tiền lương tối thiểu vùng theo tháng sẽ được tiếp tục hoàn thiện; đồng thời, bổ sung quy định mức lương tối thiểu vùng theo giờ.
Tất cả các doanh nghiệp được tự chủ quyết định chính sách tiền lương (trong đó có thang, bảng lương, định mức lao động) và trả lương theo năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Riêng doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước thực hiện điều tiết tiền lương thông qua công cụ quản lý; tách bạch tiền lương của người đại diện vốn Nhà nước với tiền lương của ban điều hành; thực hiện nguyên tắc ai thuê, bổ nhiệm thì người đó đánh giá và trả lương.