Trước tình hình đó nhà trường đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, thách thức, làm thế nào để huy động được học sinh đến trường? Làm thế nào có thể nâng cao đời sống cho các em, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường? Đó là những câu hỏi lớn đã đặt ra cho các nhà quản lý GD nói chung và BGH nhà trường nói riêng. Và một một khu nhà cho học sinh ở trong trường THPT trong những giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng dạy học đó là mô hình trường học bán trú dân nuôi.
Học sinh tại căng tin
Từ những năm đầu thành lập, mỗi năm học nhà trường đều thành lập Ban quản lý nội trú để giúp Ban Giám Hiệu nhà trường quản lý, hướng dẫn tổ chức tốt đời sống cho các em học sinh ở bán trú tại nhà trường, …..
Nhà trường đã luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên, hiện nhà trường có 17 phòng ở với 160 học sinh ở trong khu nội trú của nhà trường. Nhưng không phụ lòng mong mỏi của các cấp lãnh đạo, cùng với sự giúp việc của Ban quản lý bán trú, Ban giám hiệu nhà trường, đặc biệt là đồng chí Trần Trường Sơn - Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường đã chỉ đạo sát sao quyết tâm cải thiện đời sống bán trú cho các em.
Từ năm học 2011 - 2012 nhà trường đã tổ chức nấu cơm cho những học sinh có nhu cầu và được tổ chức ăn theo mâm, kết quả là mới chỉ có một số bộ phận học sinh tham gia ăn cơm vẫn còn số còn lại vẫn tự túc nấu cơm gây khó khăn cho ban quản lý bán trú trong công tác tổ chức đời sống cũng như việc đảm bảo vệ sinh cho khu nội trú.
Năm học 2013 - 2014 được sự quan tâm của lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên khu bán trú của nhà trường được đầu tư thêm một nhà ăn có đầy đủ bàn, ghế, quạt điện, bếp, tủ để chia cơm cho học sinh, với sự mạnh dạn và quyết liệt của BGH nhà trường, bắt đầu từ học kỳ II nhà trường tổ chức nấu cơm cho tất cả học sinh ở trong khu bán trú, với mức ăn là từ 8000 - 10.000đ/suất. Với mức ăn như vậy cơm đủ ăn, thức ăn đảm bảo, cuộc sống của các em được ổn định, các em có nhiều thời gian giành cho học tập hơn, có một số em ăn cơm ở nội trú một thời gian tăng cân rõ rệt và khi tổ chức ăn cơm tại nhà ăn, công tác vệ sinh phòng ở cũng được cải thiện đáng kể. Như em Lò Thị Hà học sinh lớp 10A4 khi được hỏi về cuộc sống ở khu bán trú đã nói “Ở đây chúng em có nhiều thời gian học hơn, đạp xe đi về nhà hằng ngày mệt lắm, lắm hôm về đến nhà mệt quá không muốn ăn cơm nữa”
Để tổ chức được các bữa ăn hằng ngày cho học sinh nhà trường đã phân công một tổ gồm một số cán bộ hành chính và một số giáo viên có số tiết còn thiếu nhiều so với định mức hướng dẫn, tổ chức học sinh nấu cơm và chia cơm cho học sinh.
Học sinh nội trú tự học buổi tối tại lớp học
Để các em ăn ở có nền nếp, nhà trường phân công các giáo viên đôn đốc, quản lí học sinh hướng các em lối sống văn minh, lịch sự, thân thiện với môi trường. Sáng 5h 30’ các em dậy tập thể dục để rèn luyện sức khỏe, sau đó mới lên lớp học. Buổi chiều sau khi đi học về các em được hướng dẫn lao động sản xuất như: trồng rau để cải thiện đời sống, xong công việc các em có thể tập thể dục thể thao như bóng chuyền, bóng đá, ... Buổi từ 19h30’ đến 22h 30’ tất cả các em lên lớp học bài có sự quản lí của giáo viên. Với cuộc sống ở bán trú như vậy, đã tạo cho các em một số kỹ năng sống như: Lao động, sống tập thể, tinh thần đoàn kết trong tập thể…
Học sinh nội trú tập thể dục buổi sáng
Có thể nói nhờ từng bước làm tốt đời sống bán trú cho học sinh nên góp phần không nhỏ vào việc thực hiện các mục tiêu chung của nhà trường như hiện tượng nghỉ học tự do, bỏ học giảm, các em đi học chuyên cần hơn, vệ sinh môi trường sạch sẽ hơn và đi vào nề nếp. Chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường đã được nâng cao và dần đi vào ổn định, cụ thể: năm học 2012 -2013 tổng số 394 học sinh có trên 80 % học sinh được xếp loại hạnh kiểm Khá, Tốt; có 26,6% học sinh được xếp loại học lực Khá, Giỏi; tỉ lệ học sinh chuyển lớp đạt 94,9%; là năm học có số lượng học sinh đạt giải trong kì thi HSG cấp tỉnh cao nhất với 11 giải. Tỉ lệ tốt nghiệp hàng năm của nhà trường luôn đứng trong tốp đầu của tỉnh. Tỉ lệ học sinh đỗ ĐH có 23/122 học sinh = 19,9%, đỗ vào các trường CĐ có 40/122 học sinh = 32,8%.
Như vậy nhiều học sinh đã và đang được thụ hưởng chính sách ưu việt của Đảng và nhà nước về hỗ trợ tiền, gạo cho việc học tập. Song chính sách hhỗ trợ cho học sinh không thể kéo dài mãi mãi. Với phân bố dân cư miền núi, thì học sinh đến trường học không đi về được trong ngày là tất yếu, nên học sinh ở bán trú là cần thiết lâu dài. Do đó phụ huynh, học sinh, nhà trường và xã hội tuyên truyền thực hiện có hiệu quả công cuộc xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu. Giáo dục hướng nghiệp thất tốt để học sinh lự chọn ngành nghề, lập thân lập nghiệp. Khi mỗi một gia đình học sinh không còn đói nghèo thì học sinh hàng tháng nộp tiền để duy trì bữa ăn tại căng tin nhà trường là đương nhiên và đơn giản và có hiệu quả.