banner

Thanh tra Sở: Chuẩn bị tốt cho kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017, Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo trích nội dung Thông tư số 23/2016/TT - BGDĐT ngày 13/10/2016 về Quy định về tổ chức và hoạt động Thanh tra các kỳ thi

Thứ năm - 16/03/2017 23:41
            …..
 
Chương II
NỘI DUNG THANH TRA CÁC KỲ THI
Điều 6. Thanh tra công tác chuẩn bị thi
1. Việc quán triệt, ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Giám đốc Sở GD&ĐT, Giám đốc đại học, học viện, người đứng đầu cơ sở giáo dục, Chủ tịch hội đồng thi theo thẩm quyền, cụ thể:
a) Thẩm quyền ban hành văn bản, loại văn bản ban hành;
b) Phạm vi điều chỉnh và nội dung văn bản;
c) Việc tuyên truyền, phổ biến nội dung quy định, quy chế thi.
2. Việc thành lập các ban thuộc Hội đồng thi và tổ chức tập huấn cho thành phần tham gia các ban; việc thông báo kế hoạch thi, lịch thi và thời gian biểu:
a) Thẩm quyền ban hành quyết định thành lập các ban, số lượng, tên gọi các ban theo quy định;
b) Thành phần, số lượng, tiêu chuẩn và điều kiện của trưởng ban, thành viên các ban thuộc Hội đồng thi;
c) Việc huy động và tổ chức tập huấn cho các đối tượng tham gia công tác thi;
d) Việc công khai các thông tin tại Hội đồng thi, điểm thi, phòng thi.
3. Việc tiếp nhận hồ sơ và thực hiện các quy định đối với thí sinh:
a) Thời gian, địa điểm và hình thức phát, nhận hồ sơ;
b) Việc hướng dẫn thí sinh hoàn thiện hồ sơ, giấy tờ hợp lệ, hợp pháp xác nhận về kết quả học tập, diện ưu tiên, diện miễn thi, điểm khuyến khích, điểm bảo lưu, thí sinh tự do, thời gian kinh nghiệm công tác và các điều kiện khác đối với thí sinh.
4. Việc chuẩn bị cơ sở vật chất và đề thi phục vụ kỳ thi:
a) Số lượng các điểm thi, phòng thi, điều kiện về ánh sáng, khoảng cách giữa các thí sinh;
b) Việc ngăn cách khu vực thi, phòng thi với khu vực khác; việc niêm phong các phòng không sử dụng trong khu vực thi, vô hiệu hóa các phương tiện thông tin liên lạc không sử dụng, tín hiệu internet trong khu vực thi;
c) Việc chuẩn bị kinh phí, văn phòng phẩm phục vụ kỳ thi;
d) Phương án phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức kỳ thi, phương án xử lý sự cố bất thường;
đ) Việc thực hiện quy định về ra đề thi, in, sao, bảo mật, giao, nhận, vận chuyển, bảo vệ đề thi.
 
Thí sinh làm bài thi THPT Quốc gia 2016, Ảnh minh họa
 
Điều 7. Thanh tra công tác coi thi
1. Việc thực hiện trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thi, Trưởng ban coi thi, Trưởng điểm thi và Trưởng ban thư ký, việc phối hợp chỉ đạo công tác coi thi giữa các ban:
a) Việc chỉ đạo, phân công nhiệm vụ, phối hợp giữa các lực lượng, kế hoạch kiểm tra, giám sát của Trưởng ban coi thi, Trưởng điểm thi và các ban có liên quan;
b) Việc thực hiện quy định về sử dụng phương tiện thông tin liên lạc, báo cáo nhanh của điểm thi, Hội đồng thi;
c) Việc bố trí cán bộ coi thi, cán bộ giám sát và cán bộ có liên quan trong từng buổi thi;
d) Việc thực hiện quy định về thu đề thi thừa;
đ) Việc xử lý vi phạm đối với cán bộ coi thi, cán bộ có liên quan và thí sinh của Chủ tịch Hội đồng thi, Trưởng điểm thi, Trưởng ban coi thi;
e) Việc kiểm tra của Chủ tịch Hội đồng thi, Trưởng điểm thi, Trưởng ban coi thi, các ban có liên quan và Hội đồng thi;
g) Việc thực hiện kiến nghị của thanh tra sau mỗi buổi thi; thực hiện chỉ đạo của cấp trên và xử lý tính huống bất thường xảy ra của Chủ tịch Hội đồng thi, Trưởng điểm thi, Trưởng ban coi thi.
2. Việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ coi thi, thư ký, những người có liên quan và thí sinh:
a) Quy trình thực hiện nhiệm vụ của cán bộ coi thi: Đánh số báo danh, gọi tên và kiểm tra nhận dạng thí sinh vào phòng thi, ký giấy thi, ký giấy nháp, quy trình mở đề thi, kiểm tra đối chiếu mã đề của thí sinh, niêm phong và bàn giao đề thi thừa, thu bài thi và xử lý thí sinh vi phạm quy chế;
b) Việc thực hiện nhiệm vụ của thư ký điểm thi, cán bộ giám sát và lực lượng có liên quan khác: Giao nhận, bảo quản bài thi, đề thi, khu vực bảo quản đề thi, bài thi, việc thực hiện quy định về giờ giấc và hiệu lệnh của điểm thi; việc đảm bảo kỷ luật trong khu vực thi;
c) Việc thực hiện quy định về trách nhiệm của thí sinh trong khu vực thi, trong phòng thi, việc mang và sử dụng thiết bị quay, chụp, ghi âm vào phòng thi của thí sinh.
Điều 8. Thanh tra công tác chấm thi
1. Thanh tra công tác chuẩn bị chấm thi:
a) Thành phần Ban chấm thi, số lượng cán bộ chấm thi của từng môn chấm, thư ký, làm phách, chấm phúc khảo, chấm kiểm tra;
b) Việc chuẩn bị cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ cho công tác chấm thi, khu vực chấm thi, số lượng phòng chấm cho từng môn chấm, khu vực làm phách, khu vực bảo quản bài thi; phương án phân công nhiệm vụ cho các thành viên tham gia chấm thi;
c) Việc tổ chức tập huấn quy chế, hướng dẫn chấm thi và các văn bản khác liên quan cho các thành viên Ban chấm thi, Ban thư ký, Ban làm phách và các bộ phận có liên quan;
d) Việc thực hiện quy trình về làm phách, bảo mật đầu phách, quản lý bài thi (phương án giao, nhận, lưu giữ bài thi giữa thư ký chấm, trưởng môn chấm, cán bộ chấm 1, cán bộ chấm 2).
2. Thanh tra trong khi chấm thi:
a) Việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của Trưởng ban chấm thi, thư ký chấm thi, trưởng môn chấm, cán bộ chấm thi, cán bộ chấm kiểm tra và cán bộ có liên quan: Phân công nhiệm vụ trong Ban chấm thi, thư ký, việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa thư ký với cán bộ chấm thi với trưởng môn chấm; Phối hợp giữa các lực lượng phục vụ, bảo vệ trong quá trình chấm thi; phương án xử lý các tình huống bất thường; việc thảo luận, thống nhất hướng dẫn chấm, đáp án, biểu điểm; số lượng bài chấm chung của từng môn chấm;
b) Việc thực hiện quy trình giao, nhận bài thi; quy trình chấm 2 vòng độc lập; việc bố trí cán bộ tại các phòng chấm thi; ghi thông tin vào phiếu chấm, thống nhất điểm bài thi, xử lý kết quả chấm thi, xử lý kết quả chấm kiểm tra; việc thực hiện quy trình chấm bài thi trắc nghiệm.
3. Việc thực hiện quy trình nhập điểm.
4. Việc tổ chức chấm phúc khảo:
a) Việc thành lập, bảo mật danh sách lãnh đạo và thành viên Ban chấm phúc khảo theo quy định;
b) Việc rút bài, rút phách, đánh lại phách, việc tổ chức chấm phúc khảo theo quy định.
5. Việc phát hiện bài thi có dấu hiệu bất thường để xử lý như: Trường hợp thi hộ, tráo bài và hành vi tiêu cực khác chưa phát hiện khi coi thi.
6. Việc thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo hội đồng, kiến nghị của thanh tra.
Điều 9. Thanh tra việc chỉ đạo, đôn đốc, tổ chức thực hiện của Hội đồng thi
1. Kế hoạch, kết quả kiểm tra của Chủ tịch Hội đồng thi.
2. Hệ thống các biểu mẫu, biên bản sử dụng trong quá trình chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi.
3. Kết quả xử lý kiến nghị của thanh tra thi, chỉ đạo của cấp trên.
4. Việc giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo của Chủ tịch Hội đồng thi.
5. Việc lưu trữ, công bố, công khai kết quả thi.
            ………………………………………………………………………..

Nguồn tin: Trường THPT Nà Tấu

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập90
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm23
  • Khách viếng thăm66
  • Hôm nay22,352
  • Tháng hiện tại43,311
  • Tổng lượt truy cập136,395,124
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi