banner

Một số điểm mới của Luật Đặc xá năm 2018

Thứ hai - 06/05/2019 22:05
Luật Đặc xá số 30/2018/QH14 được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 6 ngày 19/11/2018 có hiệu lực thi hành từ 01/7/2019.
Luật Đặc xá  gồm 39 điều quy định về nguyên tắc, thời điểm, trình tự, thủ tục, thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện đặc xá; điều kiện, quyền và nghĩa vụ của người được đề nghị đặc xá; quyền và nghĩa vụ của người được đặc xá, đặc biệt so với Luật Đặc xá 2007 thì Luật này có một số điểm mới đáng chú ý:
1 – Không đề nghị đặc xá đối với tội danh
Tội danh phản bội Tổ quốc;
Tội danh hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân;
Tội gián điệp;
Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ;
Tội bạo loạn;
Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân;
Tội phá họa cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam;
Tội phá rối  an ninh;
Tội chống phá cơ sở giám giữ;
Tội khủng bố và tội phá hoại hòa bình, chống loài người, tội phạm chiến tranh;
Tội tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê;
Tội làm lính đánh thuê;
2 -  Thu hẹp hơn đối tượng không được đề nghị đặc xá
Nếu Luật Đặc xá 2007 quy định bản án hoặc Quyết định của Tòa án đối với người đó đang có kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm, tái thẩm thuộc trường hợp không được đề nghị đặc xá
Theo khoản 2 Điều 12 Luật Đặc xá 2018 thu hẹp hơn đối tượng không được đề nghị đặc xá, theo đó bản án, phần bản án hoặc quyết định của tòa án phải bị kháng nghị theo hướng tăng nặng trách nhiệm hình sự mới không được đề nghị đặc xá.
3 – Chưa bồi thường thiệt hại xong, vẫn được đặc xá  
Luật Đặc xá 2018 quy định vẫn được đề nghị đặc xá dù chưa bồi thường thiệt hại xong trong các trường hợp sau:
- Không bị kết án phát tù về các tội phạm tham nhũng hoặc tội phạm khác do Chủ tịch nước quyết định trong mỗi lần đặc xá;
- Đã thi hành được một phần nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác nhưng do lâm vào hòan cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn thuộc trường hợp chưa có điều kiện thi hành tiếp phần còn lại theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
4 -  Người đáng chấp hành án phạt có quyền làm đơn đề nghị đặc xá:
Theo quy định của Luật, Trong thời hạn 05 ngày kế từ ngày Quyết định về đặc xá được niêm yết, phổ biến, người đang chấp hành án phát tù có thời hạn, tù chung thân nhưng đã được giảm án xuống tù có thời hạn được làm đơn đề nghị đặc xá.
Đây là quy định mới được ban hành tại Luật Đặc xá 2018 bởi Luật đặc xá 2007 không cho phép người đang chấp hành án tù có quyền này mà chỉ Giám thị trại giam, Giám thị trại tam giam mới được đề nghị đặc xá.
5. Trình Chủ tịch nước ban hàn Quyết định về đặc xá trước 60 ngày
Theo quy định của Luật, Chính phủ chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dan tối cao, Viện kiểm soát nhân dân tối cao và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng tờ trình Chính phủ và dự thảo Quyết định về đặc xá phải được trình Chủ tịch nước chậm nhất là 60 ngày trước thời điểm đặc xá đề Chủ tịch nước xem xét, ban hành Quyết định về đặc xá, Luật 2007 không quy định cụ thể nội dung này./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập159
  • Máy chủ tìm kiếm24
  • Khách viếng thăm135
  • Hôm nay31,630
  • Tháng hiện tại783,648
  • Tổng lượt truy cập136,236,017
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi