Một số chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước chưa thực sự phù hợp như: chế độ phụ cấp biên giới trên địa bàn huyện có 5 xã khó khăn nhất nhưng do không có đường biên giới lên không được hưởng chế độ phụ cấp biên giới hay chế độ thu hút chỉ được hưởng trong 5 năm nhưng đại đa số đội ngũ nhà giáo, lao động lại gắn bó lâu dài với ngành tại huyện. Bên cạnh đó, giá cả thị trường không ổn định, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cho sinh hoạt hàng ngày đắt đỏ, thực phẩm không phong phú... Đó là những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục và đào tạo và đời sống của đội ngũ nhà giáo, lao động trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, trong những năm qua với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp ủy đảng, chính quyền, công đoàn các cấp, công tác GD&ĐT trên địa bàn huyện nói chung, công tác chăm lo đời sống, thực hiện chính sách đối với nhà giáo trên địa bàn huyện đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Năm học 2015-2016 ngành GD&ĐT huyện Mường Nhé có 1177 CBQL,GV,CNV (cấp học mầm non 274 người, cấp TH 561 người, cấp THCS có 342 người). Tỷ lệ giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên đạt 98,5%, Có 51 người có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, có 346/1177 đ/c là đảng viên đạt 29,4%. Có 206 quần chúng ưu tú được xét cử tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức về Đảng và đang được các Chi, Đảng bộ xem xét kết nạp đảng viên. Có 20 người được xét cử học Trung cấp lý luận chính trị tại chức tại huyện, 65 người được xét cử học lớp QLNN tại huyện, 137 người được xét cho theo học các lớp đại học tại chức để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 100% CBQL, GV được tham gia bồi dưỡng hè, bồi dưỡng chuyên đề theo quy định.
Chế độ tiền lương được thực hiện nghiêm túc, 100% đội ngũ CBQL, GV, CNV được hưởng chế độ lương và các khoản phụ cấp khác theo quy định, được tham gia đóng BHXH, BHYT, BHTN, chế độ lương và các khoản phụ cấp theo lương được thanh toán đầy đủ, kịp thời theo tháng, ngoài ra các khoản chế độ khác như công tác phí, tăng giờ...được thực hiện nghiêm túc.
Việc xét duyệt nâng lương định kỳ, nâng lương thường xuyên, xét hưởng chế độ thâm niên nhà giáo, bình xét thi đua được thực hiện công khai, công bằng, đúng quy định. Trong năm học Có 144 người được đề nghị nâng lương thường xuyên, 01 người được nâng phụ câp thâm niên vượt khung; 62 người được đề nghị nâng lương trước thời hạn
Có 973/1177 CBQL,GV,CNV được đề nghị UBND huyện tặng danh hiệu LĐTT đạt 82,7%, trong đó có 142 người được đề nghị công nhận là CSTĐCS, 255 người được đề nghị UBND huyện tặng Giấy khen, 10 người được đề nghị UBND tỉnh tặng Bằng khen, 02 người được đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
Có 01 đoàn viên được đề nghị Tổng LĐLĐ VN tặng bằng khen, 04 đoàn viên được đề nghị LĐLĐ tỉnh tặng Bằng khen; 28 đoàn viên được đề nghị CĐGD tỉnh, LĐLĐ huyện tặng giấy khen và 97 đoàn viên được CĐGD huyện biểu dương khen thưởng.
Chính sách hỗ trợ, thăm hỏi được CĐGD huyện quan tâm trú trọng. Có 03 giáo viên được LĐLĐ tỉnh hỗ trợ kinh phí làm nhà ở theo chương trình “Mái ấm công đoàn”.
Xây dựng công trình Nhà công vụ cho giáo viên tại Bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé
CĐGD huyện đã trích kinh phí từ nguồn ngân sách công đoàn và quỹ Tình thương hỗ trợ cho CBQL,GV,CNV có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp tết nguyên đán 2016, thăm hỏi, động viên CBQL,GV, CNV có việc hiếu, việc hỷ, thai sản, ốm đau ... tổng kinh phí hỗ trợ trong năm học trên 100 triệu đồng.
Giao lưu cầu lông nhân ngày Quốc tế phụ nữ Ngoài ra một số giáo viên, CNV có hoàn cảnh khó khăn đã được Hội khuyến học huyện, tỉnh, CĐN và một số tổ chức cá nhân hỗ trợ nhân dịp khai giảng năm học mới, tết nguyên đán 2016.
Để đạt được những kết quả trên, công đoàn giáo dục Mường Nhé xin được chia sẻ một số kinh nghiệm sau:
Thứ nhất: Công đoàn cần xác định rõ một trong những chức năng cơ bản của CĐ đó là chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động để từ đó hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Thứ hai: Công đoàn cần thường xuyên nghiên cứu cập nhật, năm bắt kịp thời các văn bản, Thông tư mới quy định về chế độ chính sách giành cho nhà giáo, lao động để phổ biến tới nhà giáo, lao động, đồng thời kiến nghị cấp ủy, chính quyền triển khai thực hiện ngay khi văn bản, thông tư có hiệu lực thi hành.
Thứ ba: Công đoàn phối hợp với chính quyền làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức cho CBGV-CNV-LĐ học tập pháp luật, Luật công đoàn và các Văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của CBGV-CNV.
Thứ tư: Công đoàn phối hợp chặt chẽ với chính quyền trong việc tham mưu tuyển dụng đội ngũ nhà giáo đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch được giao, tham gia tích cực trong việc bố trí sắp xếp đội ngũ nhà giáo để đảm bảo khách quan, đúng cơ cấu, phù hợp với nhu cầu của từng đơn vị để từ đó giảm tải việc dạy tăng giờ, tăng buổi của giáo viên.
Thứ năm: Công đoàn phải được tham gia vào các hội đồng xét như hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng nâng lương, hội đồng kỷ luật... để đảm bảo khen thưởng đúng người, đúng thành tích.
Thứ sáu: Công đoàn phối hợp với chính quyền tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao chào mừng các ngày lễ lơn trong năm như tổ chức Hội thao truyền thống ngành, Hội thi tiếng hát người giáo viên, kỷ niệm ngày phụ nữ VN 20/10, ngày NGVN 20/11, lựa chọn đoàn tham gia các giải do Huyện, Sở tổ chức để động viên khích lệ tinh thần đội ngũ nhà giáo, lao động.
Thứ bảy: Công đoàn phối hợp cùng chính quyền vận động các tổ chức, cá nhân quyên góp ủng hộ giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
Thứ tám: Công đoàn phối hợp cùng chính quyền tổ chức tốt các đợt bồi dưỡng chuyên môn, chuyên đề, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận...
Thứ chín: Chỉ đạo Các công đoàn cơ sở thực hiện tốt việc xây dựng khối đoàn kết nội bộ, duy trì phát triển mối quan hệ truyền thống của nhà giáo, tăng cường đối thoại, sẵn sàng chia sẻ, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống cũng như trong công tác, giữa đội ngũ nhà giáo với đồng nghiệp, giữa tập thể với cá nhân, giữa nhà giáo với quần chúng nhân dân và học sinh....