banner

CĐN- Những điểm mới của Luật Công đoàn

Thứ tư - 06/02/2013 20:11
Điểm mới đáng chú ý trong luật là quy định tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đều có nghĩa vụ trích nộp kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH, cho dù cơ quan, tổ chức, DN đó đã thành lập được công đoàn cơ sở hay chưa.
Luật hóa nghĩa vụ trích nộp kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH của các cơ quan, đơn vị, DN cho dù đã thành lập được CĐCS hay chưa;  tăng thêm cơ chế bảo vệ cán bộ công đoàn;  mở rộng và quy định cụ thể hơn các nhóm quyền và trách nhiệm của công đoàn trong đại diện bảo vệ người lao động…

Đó là những điểm mới đáng chú ý nhất của Luật Công đoàn (sửa đổi) năm 2012- có hiệu lực thi hành từ 01.01.2013.

Luật hóa nghĩa vụ nộp kinh phí công đoàn

Luật công đoàn (sửa đổi) gồm 6 chương, 33 điều- tăng 2 chương và 14 điều so với Luật công đoàn năm 1990. Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện dự án luật, Tổng LĐLĐVN (cơ quan soạn thảo) cùng với Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội (cơ quan thẩm tra) và Quốc hội đã thực hiện triệt để nguyên tắc cụ thể hoá các quy định về công đoàn trong một số văn bản pháp luật đã khẳng định được tính hợp lý trong quá trình thực hiện, hạn chế tối đa việc phải ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành.

Điểm mới đáng chú ý trong luật là quy định tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đều có nghĩa vụ trích nộp kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH, cho dù cơ quan, tổ chức, DN đó đã thành lập được công đoàn cơ sở hay chưa. Kinh phí công đoàn nhằm góp phần bảo đảm hoạt động của công đoàn - tổ chức đại diện cho người lao động làm việc tại các DN - để chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; mặt khác để bảo đảm vai trò của công đoàn trong việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ, giáo dục, động viên người lao động thực hiện tốt công việc, góp phần ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, làm ra nhiều sản phẩm, bảo đảm cho DN hoạt động bình thường và phát triển. 

Thêm cơ chế bảo vệ cán bộ công đoàn

Về việc bảo đảm cho cán bộ công đoàn hoạt động, cán bộ công đoàn không chuyên trách vừa phải thực hiện trách nhiệm đối với người sử dụng LĐ như đã cam kết trong hợp đồng lao động, vừa có trách nhiệm thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích của NLĐ với tư cách là cán bộ công đoàn. Trong quan hệ với người SDLĐ, cán bộ công đoàn luôn ở vị trí yếu thế. Do đó, Luật công đoàn (sửa đổi) đã có thêm cơ chế đặc thù để thu hút NLĐ tham gia tổ chức công đoàn nói chung và hoạt động công đoàn nói riêng, đồng thời góp phần bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ công đoàn không chuyên trách trong quan hệ với người SDLĐ. Để bảo đảm tính thống nhất với BLLĐ (sửa đổi), khoản 1, Điều 25 Luật công đoàn (sửa đổi)  quy định: “Trường hợp hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hết hạn mà người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ thì được gia hạn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đến hết nhiệm kỳ”.  Luật cũng quy định người SDLĐ không được đơn phương chấm dứt HĐLĐ, HĐLV, sa thải, buộc thôi việc hoặc thuyên chuyển công tác đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách nếu không có ý kiến của BCH công đoàn cơ sở hoặc BCH công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. Trường hợp không thỏa thuận được, hai bên báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày kể từ ngày báo cáo, người SDLĐ có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trường hợp NLĐ là cán bộ công đoàn không chuyên trách bị cơ quan, DN chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, buộc thôi việc hoặc sa thải trái pháp luật thì công đoàn có trách nhiệm yêu cầu cơ quan có thẩm quyền can thiệp; nếu được ủy quyền thì công đoàn đại diện khởi kiện tại toà án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho cán bộ công đoàn; đồng thời hỗ trợ tìm việc làm mới và trợ cấp trong thời gian gián đoạn việc làm.

Tăng thêm quyền, trách nhiệm của công đoàn

Một trong những nội dung mới đáng chú ý nhất của Luật công đoàn (sửa đổi) chính là xác định, mở  rộng và quy định cụ thể hơn các nhóm quyền, trách nhiệm cơ bản nhất của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ (đặc biệt là trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo đình công - Điều 10).  công đoàn có trách nhiệm hướng dẫn NLĐ giao kết, thực hiện HĐLĐ, HĐLV và đại diện cho tập thể NLĐ để đối thoại, thương lượng, ký kết và giám sát thực hiện TƯLĐTT. Công đoàn còn phải tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, trả thưởng, nội quy lao động. Tổ chức công đoàn phải chú trọng tổ chức các hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho NLĐ và tham gia giải quyết tranh chấp LĐ; kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể NLĐ hoặc NLĐ bị xâm phạm. Luật cũng cho phép công đoàn  được đại diện cho tập thể NLĐ khởi kiện tại tòa án và tham gia tố tụng trong các vụ án lao động, hành chính, phá sản DN. Đặc biệt, chỉ có công đoàn mới được phép tổ chức và lãnh đạo đình công./.
 
Theo Báo Lao động
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập84
  • Máy chủ tìm kiếm18
  • Khách viếng thăm66
  • Hôm nay13,011
  • Tháng hiện tại675,695
  • Tổng lượt truy cập136,128,064
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi