banner

GDTH - Đổi mới đánh giá học sinh tiểu học năm học 2016-2017

Thứ năm - 13/10/2016 03:31
Kiểm tra, đánh giá là bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới quá trình dạy học. Ở cấp Tiểu học, việc đánh giá học sinh phải góp phần hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất chung của người học đồng thời phải khuyến khích được tư duy sáng tạo của học sinh, giảm áp lực thành tích cho học sinh và gia đình.
Từ năm học 2014-2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 30 về đánh giá học sinh tiểu học. Thông tư được thực hiện đã tăng cường sự gắn kết giữa gia đình, nhà trường, cộng đồng trong việc chăm sóc và giáo dục học sinh. Giúp giáo viên đánh giá sự tiến bộ thường xuyên của học sinh; tạo điều kiện cho các em khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học, tự điều chỉnh, tăng cường khả năng giao tiếp, hợp tác có hứng thú để học tập. Với tinh thần đổi mới mạnh mẽ, giàu tính nhân văn Thông tư 30 đã tạo động lực và thúc đẩy quá trình đổi mới giáo dục ở cấp Tiểu học.


Hội nghị Sơ kết thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30

 
Tuy nhiên sau hai năm được triển khai thực hiện, mặc dù Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức tập huấn cho đội ngũ cốt cán và lãnh đạo các nhà trường nhưng do năng lực, trình độ của một bộ phận giáo viên không đồng đều đã ảnh hưởng đến khả năng đánh giá, cảm nhận, nhận xét cho học sinh theo yêu cầu của Thông tư dẫn tới một số ít phụ huynh chưa hiểu hết được mục đích, ý nghĩa nhân văn của việc đánh giá nên còn có những ý kiến trái chiều. Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những điểm tích cực của Thông tư 30, ngày 22/9/2016 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 22 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30 với một số điểm mới đáng chú ý:

Về đánh giá học sinh, Thông tư 30 đánh giá học sinh ở 2 mức: hoàn thành và chưa hoàn thành. Thông tư 22 đánh giá bằng 3 mức: Hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành. Với 3 mức giáo viên dễ dàng hơn trong đánh giá, nhìn nhận rõ ràng hơn kết quả phấn đấu của học sinh, phụ huynh sẽ nắm bắt rõ hơn mức độ đạt được của con mình trong quá trình học tập, rèn luyện ở trường. Thông tư 22 cũng quy định thông qua quá trình đánh giá thường xuyên đến giữa và cuối mỗi học kì, lượng hóa mỗi năng lực, phẩm chất thành ba mức: Tốt, Đạt, Cần cố gắng.

Về hồ sơ sổ sách, theo quy định trong Thông tư 22, sổ theo dõi chất lượng giáo dục sẽ được thay bằng bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục, Thông tư cũng không quy định cứng nhắc bất kì loại sổ nào sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh. Giáo viên được trao quyền tự chủ theo dõi sự tiến bộ của học sinh, ghi chép những lưu ý với học sinh có nội dung chưa hoàn thành hoặc có khả năng vượt trội nhằm tự mình nắm bắt thông tin và sử dụng khi cần thiết. Thay đổi này sẽ giúp cho giáo viên có nhiều thời gian hơn để quan tâm, hỗ trợ học sinh trong quá trình dạy học.

Ngoài các bài kiểm tra cuối học kì I và cuối năm học, đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc có bài kiểm tra định kì. Thông tư 22 quy định thêm bài kiểm tra định kì môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kì I và giữa học kì II đối với lớp 4, lớp 5 nhằm giúp giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục, phụ huynh có thêm thông tin về quá trình học tập của học sinh với hai môn học này. Học sinh qua đó cũng được làm quen dần với cách thức kiểm tra đánh giá của bậc học tiếp theo.

Một điểm đáng chú ý nữa của Thông tư 22 là quy định rõ trách nhiệm chỉ đạo việc ra đề bài kiểm tra định kì cho hiệu trưởng; trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên không làm công tác chủ nhiệm trong việc đánh giá, hoàn thiện hồ sơ, bàn giao chất lượng học sinh; tăng cường và nâng cao trách nhiệm của các cấp quản lí giáo dục trong việc tổ chức, triển khai thực hiện đánh giá học sinh tiểu học.
 

Cán bộ quản lý, giáo viên thảo luận đổi mới đánh giá học sinh tiểu học
 
Ngay khi Thông tư 22 về đánh giá học sinh tiểu học được Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức ban hành, Phòng Giáo dục Tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên đã triển khai Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 và Văn bản 03/VBHN-BGDĐT, ngày 28/9/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hợp nhất Thông tư 30 và Thông tư 22 đến các Phòng Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn tỉnh; Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo hướng dẫn các trường tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên nghiên cứu, thảo luận những điểm mới, băn khoăn, chưa rõ trong Thông tư 22 tổng hợp báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo. Sở cũng yêu cầu các phòng giáo dục và đào tạo chỉ đạo các trường tiểu học cần phải tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên, cha mẹ học sinh về đánh giá học sinh tiểu học quy định tại Thông tư 22. Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ xây dựng kế hoạch tập huấn, tổ chức tập huấn thực hiện Thông tư 22 cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tiểu học trước ngày 06/11/2016 theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.


Học sinh trường tiểu học Số 2 Noong Luống báo cáo kết quả kiểm tra với giáo viên
 
Trong quá trình triển khai thực hiện Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục lắng nghe phản hồi, kiểm tra, giải quyết khó khăn, vướng mắc phát sinh. Phòng Giáo dục Tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ có báo cáo đánh giá việc thực hiện Thông tư 22 vào cuối học kì và cuối năm học 2016-2017.

Tác giả: Đào Thái Lai

Nguồn tin: Trường THPT Thị xã Mường Lay

Tổng số điểm của bài viết là: 37 trong 8 đánh giá

Xếp hạng: 4.6 - 8 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập158
  • Máy chủ tìm kiếm55
  • Khách viếng thăm103
  • Hôm nay35,090
  • Tháng hiện tại807,171
  • Tổng lượt truy cập135,285,464
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi