(Ảnh minh họa) Thông tư này quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Theo đó:
Trong khu vực đông dân cư: Các phương tiện xe cơ giới (trừ xe máy chuyên dùng, xe gắn máy, xe máy điện và các loại xe tương tự) được chạy với tốc độ tối đa là 60 km/h khi đi trên đường đôi có dải phân cách giữa (trừ đường cao tốc) và đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên; tối đa 50 km/h khi đi trên đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới.
Ngoài khu vực đông dân cư:
Loại xe cơ giới đường bộ | Tốc độ tối đa (km/h) |
Đường đôi có dải phân cách giữa; đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên | Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới |
Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải đến 3,5 tấn. | 90 | 80 |
Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn. | 80 | 70 |
Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng; xe mô tô. | 70 | 60 |
Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác. | 60 | 50 |
Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông thì tốc độ tối đa được xác định theo báo hiệu đường bộ và không quá 40 km/h.
Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ. Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/3/2016 và thay thế Thông tư số
13/2009/TT-BGTVT ngày 17/7/2009 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.