banner

Thanh tra Sở: Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng

Thứ tư - 22/06/2016 20:11
Ngày 10/6, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng và triển khai Chỉ thị số 50-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh cùng chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh, Đặng Công Huẩn, toàn thể cán bộ, lãnh đạo các cục, vụ, đơn vị thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ.

Khai mạc hội nghị, Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu nhấn mạnh, thực hiện chức năng, nhiệm vụ là cơ quan quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong những năm qua Thanh tra Chính phủ (nói riêng) và ngành Thanh tra (nói chung) đã có nhiều cố gắng trong việc tham mưu với TW Đảng, Quốc hội, Chính phủ: Xây dựng, triển khai những Định hướng lớn về công tác phòng, chống tham nhũng; trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật phòng, chống tham nhũng, xây dựng thể chế, thực hiện các biện pháp phòng ngừa; phát hiện, phối hợp xử lý tham nhũng; hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng và thực thi Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng. Qua đó góp phần quan trọng vào những những kết quả  đã đạt được trong công cuộc phòng, chống tham nhũng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong giai đoạn vừa qua.

Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng là một bước để Thanh tra Chính phủ đánh giá lại kết quả đã đạt được qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong công tác phòng, chống tham nhũng với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng; đồng thời đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại Thanh tra Chính phủ. Tổng Thanh tra Chính phủ đề nghị các đại biểu nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ đánh giá toàn diện, sâu sắc làm rõ những kết quả đã đạt được, những ưu điểm, hạn chế, yếu kém, khó khăn vướng mắc và nguyên nhân, đề xuất giải pháp, tập trung các nhóm nội dung: phòng, chống tham nhũng trong công tác tổ chức, cán bộ; trong quản lý tài chính, tài sản công của cơ quan; về phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng qua hoạt động thanh tra và đặc biệt trong công tác quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ.

Nội dung hội nghị gồm hai phần:

Phần thứ nhất: Tổng kết 10 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ do đồng chí Ngô Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ trình bày báo cáo.

Phần thứ hai: Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh quán triệt, phổ biến việc thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 7/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng và Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 28/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng.

Phát biểu kết luận hội nghị, Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu khắng định, 10 năm qua công tác PCTN đã đạt được những kết quả nhất định; phòng ngừa lãng phí trên một số lĩnh vực cũng như công tác thu hồi sai phạm sau thanh tra được thực hiện tốt hơn; việc xây dựng quy trình, quy chế được chú trọng…Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng đã được chú trọng song chưa đạt hiệu quả như mong muốn; nhận thức về phòng, chống tham nhũng chưa cao; biện pháp phòng, ngừa chưa hiệu quả.

Qua đó, Tổng Thanh tra Chính phủ yêu cầu, Cục Chống tham nhũng, Vụ Kế hoạch, Tài chính và Tổng hợp nghiêm túc tiếp thu ý kiến góp ý của các đại biểu để bổ sung, hoàn thiện báo cáo. Trên cơ sở các ý kiến tiếp thu được, Vụ Kế hoạch, Tài chính và Tổng hợp phối hợp với Cục 4 hoàn thiện báo cáo tổng kết Luật toàn quốc, đồng thời xác định đây là tư liệu quan trọng sử dụng trong quá trình sửa đổi Luật PCTN. Ban soạn thảo sửa đổi Luật PCTN tiếp thu có chọn lọc các ý kiến vào việc xây dựng Dự thảo Luật. Các cục, vụ, đơn vị cần xác định rõ nhiệm vụ của mình trong công tác PCTN, tạo những chuyển biến ngay trong hoạt động của từng đơn vị. Vụ Tổ chức Cán bộ xem xét việc thay đổi, luân chuyển vị trí công tác của cán bộ để tham mưu cho Tổng Thanh tra và Ban Cán sự Đảng Thanh tra Chính phủ một cách chính xác, tạo nên hiệu quả tốt về công tác cán bộ trong thời gian tới, góp phần tích cực vào công tác phòng, ngừa tham nhũng.

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập153
  • Máy chủ tìm kiếm20
  • Khách viếng thăm133
  • Hôm nay29,438
  • Tháng hiện tại738,797
  • Tổng lượt truy cập135,217,090
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi