banner

Thanh tra sở: Bàn luận về nghề dạy học

Thứ năm - 19/03/2015 22:52
Chữ “SƯ” một trong ba giềng mối quan trọng trong “Tam cương: Quân – Sư – Phụ” của người quân tử xưa, đó chính là mối quan hệ “Thầy – Trò” một đạo lý sống đã in sâu vào tâm thức của người Việt. Ngày nay xã hội không ngừng phát triển, các giá trị về văn hóa, đạo đức và các chuẩn mực xã hội cũng có nhiều thay đổi nhưng đạo ‘Thầy – Trò” vẫn mãi là thiêng liêng đối với người Á đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
Từ rất xa xưa ông cha ta đã đúc kết tình cảm của mình thành những câu ca dao, tục ngữ để vừa ngâm nga, vừa truyền dạy con cháu về cái đức “Tôn sư trọng đạo”, về cái nghĩa “ một chữ cũng thầy, nửa chữ cũng là thầy”.

Năm học săp kết thúc, những chuyến đò săp cập bến, chúng ta cùng ngẫm lai những câu ca ấy như một lời tri ân đến những con người “Hối nhân bất quyện - nghĩa là dạy người không mệt mỏi”.
Nếu công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang, thì chữ thầy còn mang theo suốt tận cuộc đời này:
 
Ngày nào em bé cỏn con,
Bây giờ em đã lớn khôn thế này.
Cơm cha, áo mẹ, công thầy,
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao.
Com cha, áo mẹ, công thầy,
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước mong.
          Cha ông ta luôn nhắc nhở cháu con về vai trò quan trọng của người Thầy
Không thầy đố mày làm nên.

Ngày nay, chúng ta có nhiều con đường, cách thức để tiếp thu tri thức, nhưng người thày vẫn là người giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục.
 
 
Ảnh minh họa: Thầy giáo đang hướng dẫn học sinh học bài
Để rồi người xưa nhắn gửi đến các thế hệ hôm nay và mai sau phải ghi nhớ, làm theo.
Muốn sang thi bắc cầu kiều,
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
Ai có kính trọng thầy, học mới tiến bộ được, học mới giỏi để sau này thành tài, có thể làm thầy người khác:
Trọng thầy mới được làm thầy
Phải đâu đong gạo đấu đầy đấu vơi.
Cũng vì vậy mà các thế hệ người học hôm nay cần nhớ:
Công cha, áo mẹ, chữ thầy
Gắng công mà học có ngày làm nên./.
 
Sưu tầm: Thanh tra Sở
 

Tổng số điểm của bài viết là: 12 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập114
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm106
  • Hôm nay12,183
  • Tháng hiện tại217,968
  • Tổng lượt truy cập136,569,781
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi