banner

CĐN-Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo

Thứ tư - 21/11/2018 22:57
Thời nào cũng vậy, người giáo viên luôn gánh trên mình trọng trách lớn lao, nhọc nhằn nhưng rất đỗi vinh quang, đó là trách nhiệm “trồng người”, vì thế để hoàn thành trọng trách ấy không chỉ cần có trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, mà hơn hết phải luôn ý thức được tầm quan trọng của việc thường xuyên trau dồi về phẩm chất đạo đức nghề dạy học.
Không phải do đặc thù nghề nghiệp nên xã hội thường có cái nhìn “khắt khe” hơn đối với mỗi hành vi, ứng xử của người giáo viên cả ở bên trong và bên ngoài nhà trường, mà bởi đạo đức nghề nghiệp luôn là phẩm chất quan trọng hàng đầu đối với “người thầy”. Nó là nền tảng, động lực thôi thúc trách nhiệm, nhiệt huyết để mỗi nhà giáo phấn đấu hoàn thành sự nghiệp vẻ vang của mình xứng danh với nghề cao quý trong xã hội, với nhiệm vụ cao cả là “dạy chữ” và “dạy người”.
 


Trong những năm qua lớp lớp thế hệ nhà giáo đã nỗ lực hết mình, vượt qua bao khó khăn gian khổ để đào tạo cho quê hương, đất nước những thế hệ con người mới có tri thức cao, có phẩm chất đạo đức tốt, có kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng sống phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đa số đội ngũ nhà giáo tâm huyết, có ý thức phẩm chất đạo đức chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc, sáng tạo trong công tác quản lý, trong giảng dạy và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo cho đất nước và cho tỉnh.
Bên cạnh đó, cán bộ quản lý và giáo viên luôn chấp hành, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, tận tụy, sáng tạo, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tích cực tham gia học tập, nghiên cứu, không ngừng nâng cao trình độ về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực công tác, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của xã hội; giữ gìn tư cách đạo đức, nhân cách và hình mẫu “mô phạm” của người thầy; nghiêm túc chấp hành quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp; có ý thức thực hiện cuộc vận động “hai không” trong giáo dục với bốn nội dung “Nói không với tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích, vi phạm đạo đức nhà giáo và học sinh ngồi nhầm lớp”.
Thế nhưng đáng tiếc là trong thời gian qua, do mặt trái của cơ chế thị trường với những yếu tố tiêu cực đã xâm nhập, tác động tới nhận thức của một bộ phận giáo viên, làm hình thành ở họ lối sống bàng quan, thực dụng; không ít giáo viên đã không thể cưỡng lại được trước sức cám dỗ của vật chất và sức hút của đồng tiền dẫn đến những hành vi “lệch chuẩn”, thậm chí là vi phạm nghiêm trọng đạo đức nhà giáo.
Những “tấm gương mờ” này không chỉ làm ảnh hưởng tới hình ảnh của nhà giáo mà còn tác động xấu tới thế giới quan của học sinh. Nguy hại hơn cả là niềm tin của xã hội đối với ngành Giáo dục nói chung, đội ngũ nhà giáo nói riêng giảm sút.
Vì thế để nâng cao chất lượng đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhà giáo đáp ứng được yêu cầu sự nghiệp giáo dục đào tạo trở thành “quốc sách hàng đầu” nhằm phát triển kinh tế xã hội của đất nước, việc trau dồi phẩm chất đạo đức cán bộ, nhà giáo đảm trách sự nghiệp “trồng người” có ý nghĩa quyết định.
Một trong những công việc rất cần được các cơ sở giáo dục tập trung lúc này là thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 505/CT-BGDĐT ngày 20/02/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục, tăng cường bồi dưỡng, nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 8077/2007/CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tập trung kiểm tra chấn chỉnh vi phạm đạo đức nhà giáo; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cho đội ngũ nhà giáo nhận thức sâu sắc về vị trí của nghề giáo dục trong xã hội; về sự cần thiết cần phải bồi dưỡng nâng cao chất lượng đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhà giáo để xây dựng được đạo đức nhà giáo thực sự yêu nghề, yêu người, hết lòng chăm sóc, giáo dục cho học trò, nâng cao thái độ, trách nhiệm trong giảng dạy; thường xuyên bồi dưỡng, nghiên cứu, học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác; luôn có tinh thần say mê, sáng tạo, cần cù, chịu khó, tích cực học tập, nghiên cứu để cống hiến sức lực, trí tuệ cho từng tiết giảng, bài giảng; khắc phục mọi khó khăn trong cuộc sống để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Đây là công việc đòi hỏi phải được tiến hành thường xuyên, bằng nhiều nội dung, hình thức phong phú, sát thực, gắn giáo dục, bồi dưỡng của tổ chức với đề cao ý thức tự học, tự rèn của người thầy và tinh thần “tôn sư trọng đạo” của người học trò.
Cùng với đó, mỗi nhà trường cần phải tạo ra phong trào tôn vinh rộng rãi trong xã hội và trong các nhà trường đối với sự nghiệp giáo dục; tích cực đấu tranh, ngăn chặn những nhận thức, hành vi không đúng về nghề dạy học, cùng những biểu hiện tiêu cực làm ảnh hưởng đến uy tín của người thầy cũng như phẩm giá, tư cách của nhà giáo.
Đặc biệt là đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII; Chỉ thị số 27/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tập trung thực hiện xây dựng môi trường sư phạm để tạo ra những giá trị chân, thiện, mỹ; giúp cho các nhà giáo thêm yêu quý, gắn bó, toàn tâm toàn ý với nghề, có hứng thú trong giảng dạy, tạo tình cảm thân thiết, khơi dậy khả năng lao động sáng tạo của thầy và trò, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập109
  • Máy chủ tìm kiếm18
  • Khách viếng thăm91
  • Hôm nay22,786
  • Tháng hiện tại47,451
  • Tổng lượt truy cập136,399,264
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi