banner

CLB chăm sóc sức khoẻ của Trường PTDTNT tỉnh Điện Biên tổ chức tuyên truyền, phòng chống Bệnh Dại

Thứ hai - 14/04/2025 23:47
Dienbien.edu.vn-Sáng ngày 14/4/2025, trường PTDTNT tỉnh Điện Biên đã tổ chức buổi tuyên truyền phòng chống bệnh Dại. Tham dự buổi tuyên truyền có sự hiện diện của các thầy cô trong Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô trong tổ bộ môn và 805 học sinh toàn trường.
 
Như chúng ta đã biết Bệnh Dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dại gây ra, bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật (thường là chó, mèo) gây ra rất hiều hậu quả khó lường. Thông qua buổi tuyên truyền các bạn học sinh đã biết được nguồn bệnh và thời gian ủ bệnh, triệu chứng của bệnh dại với người, một số biện pháp phòng tránh.
Ở nội dung nguồn bệnh và thời gian ủ bệnh các em đã được cung cấp thông tin vè nguồn bệnh: Ở nước ta, chó nhà là nguồn bệnh dại chủ yếu chiếm đến hơn 90%, sau đó là mèo nhà. Đường lây truyền: Vi rút xâm nhập qua vết cắn, vết cào, vết liếm, da, niêm mạc bị tổn thương, vết thương hở. Thời gian ủ bệnh ở động vật có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng, có thể lâu hơn. Sau khi bị chó, mèo mắc bệnh dại cắn, thời gian ủ bệnh thường từ 01 - 03 tháng. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết cắn, vị trí vết cắn có liên quan đến nơi có nhiều dây thần kinh, khoảng cách từ vết cắn đến não, số lượng vi rút xâm nhập. Vết cắn càng nặng và gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.
 
Quan trọng hơn hết trong buổi tuyên truyền là triệu chứng mắc bệnh và biện pháp phòng chống bệnh. Thời gian ủ bệnh ở người thường từ 2 - 8 tuần, có thể kéo dài đến trên 1 năm. Thời gian này phụ thuộc vào tình trạng nặng, nhẹ của vết thương, vị trí vết thương và số lượng virus được truyền sang người. Người bị mắc bệnh dại cũng có 2 thể bệnh lâm sàng là thể: Thể điên cuồng (hung dữ) và thể bại liệt. Trước những triệu chứng đó các em học sinh đã được tuyên truyền các biện pháp như sau: Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y. Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm, không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo. Khi bị chó, mèo cắn, cào cần: Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch.  Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine. Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương…
 
 
Đây là một hoạt động ý nghĩa, cung cấp kĩ năng mềm áp dụng vào thực tế đời sống, giúp các em phản ứng và phòng tránh kịp thời để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân xung quanh./.

Tác giả: Đặng Thị Mai - Trường PTDTNT tỉnh Điện Biên

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập427
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm148
  • Khách viếng thăm278
  • Hôm nay51,252
  • Tháng hiện tại1,105,697
  • Tổng lượt truy cập140,750,531
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi