banner

GDMN- Giáo dục mầm non Điện Biên tiếp tục tăng tỷ lệ huy động trẻ mầm non đến trường

Thứ hai - 12/02/2018 01:35
Dienbien.edu.vn – Mầm non là bậc học đầu tiên, có ý nghĩa nền móng, tạo tiền đề cho trẻ trong việc phát triển trí - thể - mỹ để trẻ theo học các bậc học tiếp theo. Những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, các cấp các ngành, giáo dục mầm non của Điện Biên đã có những bước phát triển tích cực cả về quy mô và chất lượng.
Tính đến tháng 12 năm 2017, toàn tỉnh có 172 trường mầm non đang hoạt động với 2403 nhóm, lớp (nhà trẻ: 597, mẫu giáo: 1806) và 57.270 trẻ (trẻ nhà trẻ: 12.277, trẻ mẫu giáo: 44.993). So với cùng kỳ năm học trước tăng 153 nhóm/lớp và 4.688 trẻ. Tỷ lệ huy động trẻ mầm non ra lớp đạt 69,6%, trong đó tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ: 33,5% (tăng cao nhất từ trước đến nay), mẫu giáo: 98,6%, riêng trẻ mẫu giáo 5 tuổi đạt 99,7%. So với cùng kỳ năm học trước, tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ tăng 9,7%, tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo tăng 1,1% và tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi tăng 0,1%. So với kế hoạch UBND tỉnh giao, tổng số trẻ đến trường vượt 1.800 trẻ, tỷ lệ huy động các độ tuổi ra lớp cơ bản đều đạt và vượt kế hoạch giao.
Anh 1
Các cháu trường mầm non Bình Minh, xã Chiềng Đông huyện Tuần Giáo
 
Nhằm nâng tỷ lệ huy động trẻ đến trường, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã tham mưu và triển khai nhiều biện pháp tích cực. Ngành chủ động tham mưu với chính quyền đưa các chỉ tiêu phát triển mạng lưới trường, lớp, huy động trẻ ra lớp vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các địa phương theo từng năm. Chỉ đạo các Phòng Giáo dục đẩy mạnh rà soát danh sách trẻ các độ tuổi; phối hợp với chính quyền địa phương, già làng, trưởng bản tuyên truyền nâng cao nhận thức của phụ huynh; cử cán bộ, giáo viên đến tận nhà dân để tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân đưa con ra lớp. Cùng với đó, bằng việc lồng ghép các nguồn kinh phí, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, nhiều trường, lớp học trên cả tỉnh đã được mở mới, xóa nhiều phòng học tạm bằng mô hình phòng học “3 cứng”, xây dựng bổ sung nhiều công trình phụ trợ... Biên chế giáo viên cũng được tăng cường, trong đó đào tạo và tuyển dụng nhiều giáo viên là người địa phương về công tác tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số; các đơn vị chủ động sắp xếp nhằm tăng số trẻ /lớp để tiết kiệm biên chế trong điều kiện còn thiếu giáo viên. Đẩy mạnh các giải pháp bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ. Ở những điểm bản dân cư không tập trung, các lớp mẫu giáo ghép được thành lập nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ ra lớp. Những tiến bộ rõ rệt của trẻ em khi đến trường đã giúp người dân tin tưởng hơn, tích cực đưa con đi học...
Anh 2
Các cháu trường mầm non Thanh Yên, huyện Điện Biên
 
Cùng với những chính sách phát triển giáo dục mầm non của Chính phủ như hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mẫu giáo, hỗ trợ chi phí học tập, miễn giảm học phí...  Ngành giáo dục đã chỉ đạo các nhà trường xây dựng môi trường học tập và vui chơi thân thiện, an toàn cho trẻ; tạo sự gắn bó giữa trẻ với cô giáo và trường lớp; nâng cao chất lượng thực hiện các chuyên đề như: giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số... Trong các hoạt động lớn của các nhà trường như ngày lễ, hội, hội thi… đều mời phụ huynh tham gia để tăng cường mối liên hệ giữa gia đình và nhà trường trong việc nuôi dạy trẻ.
Anh 3
Các cháu ở điểm trường Háng Trở  trường mầm non Mường Báng số 2, huyện Tủa Chùa
 
Bằng nhiều biện pháp tích cực, người dân vùng cao đã hiểu được ích lợi của việc đưa con đến trường. Tại một số điểm trường lẻ, dù đường xa và đi lại khó khăn nhưng nhiều phụ huynh vẫn đưa đón con đến lớp. Có nơi phụ huynh tình nguyện thay nhau đến giúp giáo viên nấu bữa trưa cho trẻ, đưa cơm từ trung tâm đến điểm trường hoặc chuẩn bị bữa ăn trưa cho con mang đến lớp. Ngày càng có thêm nhiều phòng học mới được xây dựng từ sự phối hợp, đóng góp tiền bạc và công sức của người dân. Do được nhân dân đồng tình ủng hộ, cấp ủy, chính quyền quan tâm và tạo điều kiện nên tỷ lệ trẻ em ra lớp năm sau luôn cao hơn năm trước. Trong 5 năm trở lại đây, tỷ lệ trẻ đến trường của Điện Biên luôn ổn định và cao hơn một số tỉnh trong khu vực. Đến nay đã có 130/130 xã, phường, thị trấn có trường mầm non; tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ ra lớp đạt 33,5%, mẫu giáo: 98,6%, riêng trẻ mẫu giáo 5 tuổi đạt 99,7%. Giáo dục mầm non đã và đang đóng góp tích cực vào những bước tiến chung của ngành giáo dục tỉnh nhà trong công tác nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng quê hương./.

Tác giả: Trần Thị Tố Uyên- Phòng Giáo dục mầm non

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập283
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm268
  • Hôm nay47,031
  • Tháng hiện tại951,777
  • Tổng lượt truy cập137,303,590
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi