banner

GDMN- Tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh trong các cơ sở giáo dục mầm non

Thứ tư - 19/09/2018 20:15
Dienbien.edu.vn- Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới; tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người sống mãi trong lòng kính yêu của nhân dân Việt Nam. Cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi của Người mãi mãi là tấm gương cho các thế hệ chúng ta học tập và noi theo.
Sinh thời, Bác Hồ đã dành tình cảm và sự quan tâm đặc biệt cho trẻ em, những chủ nhân tương lai của đất nước. Tình thương ấy xuất phát từ tư tưởng, tầm nhìn và chiến lược “trăm năm trồng người”. Người đã dày công vun trồng cho thế hệ mầm non của đất nước. Bác nói: “Trẻ em trong như tấm gương, cái tốt dễ tiếp thu, cái xấu cũng dễ tiếp thu. Nếu nhà trường dạy tốt mà gia đình dạy ngược lại, sẽ có những ảnh hưởng không tốt tới trẻ em và kết quả cũng không tốt. Cho nên  muốn giáo dục các cháu  thành  người tốt, nhà trường, đoàn thể, gia đình, xã hội đều phải kết hợp chặt chẽ với nhau” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, 2002, tr.331).
1
Tiết mục Aerobic của các bé trường mầm non Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ tham dự Hội thi “Tiếng hát trẻ thơ” cấp huyện
 
Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII và Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 08/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong  cách  Hồ  Chí Minh”;  Kế  hoạch số 178/KH- BGDĐT ngày 16/3/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về triển khai Chỉ thị số 05 và Chỉ thị số 27 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong ngành giáo dục. Để tích hợp tốt nội dung học tập và làm theo tương tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh các cơ sở giáo dục mầm non cần thực hiện:

1. Lồng ghép, tích hợp nội dung “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Đối với trẻ mẫu giáo, biểu tượng về Bác Hồ gần gũi và thân thương là hình ảnh của Bác với các cháu thiếu nhi, là các địa danh gắn liền với cuộc đời hoạt động của Bác tại các vùng miền trên cả nước (thủ đô Hà Nội, Lăng Bác Hồ, Ao cá, Nhà sàn Bác Hồ, Làng Sen,...), các bài hát, bài thơ, câu chuyện về Bác.

Việc lựa chọn nội dung lồng ghép tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức phongcách Hồ Chí Minh cho trẻ mẫu giáo cần đảm bảo yêu cầu về nội dung trong Chương trình giáo dục mầm non, dựa vào mục tiêu, nội dung theo độ tuổi, những hiểu biết, kinh nghiệm của trẻ, thời gian tiến hành, điều kiện cụ thể của địa phương.

 Nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo về tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác Hồ kính yêu được thực hiện một cách linh hoạt theo hướng tích hợp chủ đề   (Bản thân, Gia  đình, Trường mầm non, Nghề nghiệp, Quê hương - Đất nước,..)  hoặc theo tình huống, sự kiện đang diễn ra trong thực tế (dịp sinh nhật Bác, ngày Quốc khánh,...), hướng đến hình thành ở trẻ những tình cảm tốt đẹp đối với Bác Hồ và bước đầu làm theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. Cụ thể:

 * Đối với chủ đề Trường mầm non

- Dạy trẻ kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo, các cô chú trong trường mầm non, yêu thương giúp đỡ bạn bè.

- Dạy trẻ các quy tắc đạo đức: đi học chào ông, bà, bố mẹ; đến lớp chào cô giáo; biết giúp đỡ bạn, người già, người khuyết tật…Dạy trẻ ngoài các cô dạy ở lớp, còn có các cô, chú khác, vẫn làm các công việc khác để chăm sóc bảo vệ trẻ như: chú bảo vệ thì bảo vệ trường lớp, các cô cấp dưỡng thì nấu những bữa ăn ngon, cô lao công thì quét rác dọn vệ sinh cho sân trường sạch sẽ, khi vui chơi không bị bẩn quần áo, cô y tế chăm sóc sức khỏe cho các con…Vì vậy cả lớp đều phải lễ phép kính trọng chào hỏi các cô chú ấy.

- Giáo dục trẻ biết yêu thương, giúp đỡ bạn yếu hơn mình, biết vui chơi đoàn kết, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ bạn bỏ rác đúng chỗ (thùng rác, túi đựng rác,...) giữ lớp học sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp.

* Đối với chủ đề Bản thân

Dạy trẻ biết yêu quý và giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống đủ chất, hăng hái tập luyện thể dục để mỗi ngày đều có sức khỏe tốt, cơ thể phát triển khỏe mạnh, hài hòa, cân đối. Biết cách ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, phù hợp hoàn cảnh.Ví dụ:

- Giáo dục trẻ biết được lợi ích của các bộ phận trên cơ thể, không được xem nhẹ bộ  phận  nào  trên  cơ  thể  vì  bộ  phận  nào  cũng  quan  trọng  và  muốn  chúng  được  khỏe mạnh thì chúng ta cần tập thể dục và giữ vệ sinh hàng ngày.

- Dạy trẻ biết rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh,…biết cách ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, phù hợp hoàn cảnh.

* Đối với chủ đề Gia đình

- Trẻ biết làm những công việc vừa sức giúp đỡ cha, mẹ và những người xung quanh trẻ.

- Dạy trẻ một số câu ca dao tục ngữ, các bài thơ, câu chuyện, bài hát  về tình cảm của ông bà cha mẹ và thông qua đó giáo dục trẻ phải biết yêu thương kính trọng ông bà cha mẹ vì đó chính là người đã sinh ra mình, chăm sóc mình khỏe mạnh. - Dạy trẻ thể hiện hành động yêu quý, kính trọng ông bà cha mẹ của mình như: biết  thưa  gửi  lễ  phép,  nghe  lời  ông  bà,  ngoan  ngoãn,  kính  trọng  ông  bà  cha  mẹ  của mình; dạy trẻ quan tâm đến mọi người như: hỏi thăm khi thấy bố mẹ mệt, rót nước mời bố mẹ uống khi bố mẹ đi làm về, lấy tăm cho ông bà, bố mẹ khi ăn xong…

* Đối với chủ đề Nghề nghiệp

Dạy trẻ có những hiểu biết, yêu quý tất cả các nghề trong xã hội, có thái độ quý trọng tất cả các nghề, không phân biệt đối xử với nghề nào cả, bởi nghề nào cũng mang lại lợi ích cho chúng ta và đều đáng trân trọng. Trẻ biết nâng niu gìn giữ sản phẩm của các nghề, biết giúp đỡ những người lao động xung quanh bằng những việc vừa sức.

Ví dụ: Khi cô dạy trẻ tất cả các nghề, đối với những nghề quen thuộc như: bác sĩ, giáo viên, y tá, đánh cá… trẻ dễ dàng nhận ra những nghề này mang lại lợi ích gì cho trẻ và trẻ có thái độ kính trọng những nghề đó, còn đối với những nghề như: công nhân quét rác, đổ rác, bác nông dân … mặc dù trẻ vẫn thường thấy hằng ngày nhưng trẻ sẽ không biết được những cô chú làm nghề này sẽ mang lại lợi ích gì cho trẻ, thậm chí trẻ sẽ có thái độ khinh rẻ đối với những nghề đó. Vì thế, dạy cho trẻ biết về công việc của cô chú công nhân vệ sinh đường phố, dạy cho trẻ đọc các bài thơ nói về những công việc thầm lặng nhưng rất đáng quý, nhờ có các cô chú đó mà đường phố sạch sẽ, chúng ta sẽ được hít thở không khí trong lành rất, tốt cho sức khỏe. Từ đó trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh môi trường.

* Đối với chủ đề thực vật

Cho trẻ trồng cây/chăm sóc cây hưởng ứng ngày Tết trồng cây; cô cùng trẻ tưới nước, chăm sóc cây thường xuyên, đồng thời qua việc chăm sóc cây để trẻ nhận biết được quá trình lớn lên  của cây xanh và biết được lợi ích của cây đối với lợi ích con người: Cung cấp gỗ, làm cho không khí trong lành …

* Đối với chủ đề động vật

Dạy trẻ biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ các con vật. Ví dụ: Trong trường có nuôi một số con vật như: Con chó, mèo, chim bồ câu,…
Qua tranh, ảnh, video, các buổi dạo chơi ngoài trời… cô trò chuyện với trẻ về tên gọi, đặc điểm của các con vật, có thể kết hợp giáo dục trẻ phải biết chăm sóc các con vật nuôi này vì nó cũng có ích lợi đối với con người chúng ta như: Chim bồ câu được con người dùng đưa thư, chó thì giữ nhà…

* Đối với chủ đề Nước và hiện tượng tự nhiên

- Dạy trẻ biết ích lợi và sự cần thiết của nước đối vơi con người,  tầm quan trọng của việc sử dụng nước, sử dụng năng lượng tiết kiệm.

- Dạy trẻ biết tiết kiệm, nước, tắt điện, vòi nước khi không sử dụng.

* Đối với chủ đề Quê hương - Đất nước - Bác Hồ

-  Cô cho trẻ xem tranh, đọc thơ, nghe các bài hát, bài thơ, câu chuyện và  trò chuyện về các cảnh đẹp của quê hương như: Hồ Gươm, Chùa một cột,... và các hình ảnh, phim tài liệu về Bác Hồ. Qua việc cho trẻ xem những tư liệu đó sẽ giúp cho trẻ thêm tự hào và yêu quý Bác Hồ kính yêu, thêm yêu quê hương đất nước.

- Cô dạy trẻ tìm hiểu về những danh lam, thắng cảnh, các di tích lịch sử ở địa phương nơi trẻ sống.

 * Đối với chủ đề Trường tiểu học

Bước đầu dạy và giải thích đơn giản cho trẻ hiểu 5 điều Bác Hồ dạy;
2
Các bé mẫu giáo lớn,Trường mầm non xã Thanh Xương, huyện Điện Biên tham gia hoạt động trải nghiệm tại vườn rau của trường
 
- Dạy trẻ phải thương yêu giúp đỡ nhau, phải đoàn kết chặt chẽ: đoàn kết giữa các trẻ bé và các trẻ lớn.

- Dạy cho các trẻ phải yêu lao động, giữ gìn kỷ luật, tuân thủ theo các quy định, nội quy của lớp học. Ví dụ: xếp hàng để làm vệ sinh trước khi ăn, xếp hàng lên lấy cơm…

- Trong sinh hoạt hàng ngày, cần tập cho các trẻ nên tự phục vụ bản thân, không nên làm nũng (cho trẻ tự thay đồ, làm vệ sinh cá nhân, tự phục vụ nhu cầu bản thân: lấy nước uống, cất dọn đồ chơi…)

- Cần cho các trẻ thi đua, thi  đua  học tập, thi đua trong  mọi  việc  để trở  thành những nhi đồng có tổ chức, có kỷ luật.

- Dạy trẻ yêu quê hương, yêu những người thân gần gũi xung quanh trẻ, thích tham gia lao động, giữ gìn kỷ luật, biết vệ sinh, đồng thời phải giữ toàn vẹn cái tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên của trẻ ở lứa tuổi tuổi mầm non….

- Giáo dục trẻ học tập theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác được thực hiện thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi qua các hoạt động hàng ngày của trẻ: hoạt động chơi, hoạt động học, ăn ngủ, vệ sinh...

- Nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo về tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác Hồ kính yêu được tích hợp trong tất cả các lĩnh vực giáo dục: Giáo dục phát triển thể chất; Giáo dục phát triển nhận thức; Giáo dục phát triển ngôn ngữ; Giáo dục phát triển thẩm mĩ, đặc biệt là trong lĩnh vực Giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội.

- Nhóm phương pháp tác động bằng tình cảm: Trong sinh hoạt hàng ngày (ăn, ngủ, vệ sinh...) cô giáo dùng cử chỉ, lời nói nhẹ nhàng, vỗ về trẻ tạo cho trẻ cám giác an toàn, thân thiện. Lời nói, hành động của cô cũng chính là tấm gương để trẻ “bắt chước”, học tập.

- Nhóm phương pháp trực quan minh họa: Bằng phương tiện đồ dùng trực quan như: tranh, ảnh, băng, đĩa...giúp trẻ tìm hiểu các hình ảnh, hoạt động và các bài học về Bác Hồ. Đồ dùng trực quan kết hợp với lời giảng giải, giải thích trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục sẽ giúp trẻ khắc sâu hình tượng của Bác, những bài học đạo đức, phong cách của Bác Hồ. Đồ dùng trực quan phải đẹp, hấp dẫn, sử dụng những tranh, ảnh chụp hình thật giúp trẻ dễ hình dung về hình tượng của Bác.

- Nhóm phương pháp thực hành: Thông qua trò chơi, qua các bài tập thực hành sẽ làm tăng hứng thú cho việc lĩnh hội các giá trị đạo đức về tưởng, phong cách của Bác. Nhờ vậy, những bài học đạo đức dễ dàng đến với trẻ.

- Nhóm phương pháp đánh giá, nêu gương: Trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục, giáo viên thưởng xuyên biểu dương, khen ngợi những hành vi tốt, những việc làm tốt của trẻ và khuyến khích các trẻ kác làm theo. Đây thực sự là phương pháp “nhân rộng đạo đức” trong việc giáo dục trẻ học tập theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Nội dung cho trẻ học tập theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được giáo viên lựa chọn phù hợp với lứa tuổi, đặc điểm văn hóa vùng, miền. Trong quá trình phát triển chương trình giáo viên mầm non lựa chọn linh hoạt các nội dung để dạy trẻ học tập theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Hình thức tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được lồng ghép ở tất cả các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ, tổ chức theo chủ đề, dự án, sự kiện, tổ chức lồng ghép trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục ở chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ, thực hiện ở mọi lúc mọi nơi.

Trên đây là nội dung tích hợp học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh trong các cơ sở giáo dục mầm non. Xin được chia sẻ và mong nhận được ý kiến phản hồi từ các đồng nghiệp./.

Tác giả: Nguyễn Thị Huệ

Tổng số điểm của bài viết là: 24 trong 7 đánh giá

Xếp hạng: 3.4 - 7 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập127
  • Máy chủ tìm kiếm29
  • Khách viếng thăm98
  • Hôm nay14,480
  • Tháng hiện tại842,603
  • Tổng lượt truy cập136,294,972
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi