banner

GDTH - Dự án tỉnh Phát triển trẻ thơ toàn diện tiến hành tập huấn giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học

Thứ ba - 12/06/2018 04:09
Được sự quan tâm, tạo điều kiện của UNICEF, trong hai ngày 26- 27/5/2018 Hợp phần Giáo dục thuộc Dự án Phát triển trẻ thơ toàn diện tỉnh (DAPTTTTD) Điện Biên đã tiến hành tập huấn giáo dục kĩ năng sống cho 58 cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán của 11 trường tiểu học thuộc 9 xã dự án thuộc các huyện Điện Biên Đông, Tủa Chùa, Tuần Giáo.
Con người sinh ra, lớn lên gắn với quá trình tiếp thu với các tri thức, kinh nghiệm xã hội lâu dài. Và lẽ dĩ nhiên, trẻ em  sau khi sinh ra cần được dạy dỗ, càng có được những kỹ năng sống sớm thì trẻ càng có nền tảng vững chắc để phát triển toàn diện, giúp trẻ  hòa nhập được với cuộc sống ngày càng phát triển, xã hội ngày càng văn minh, tri thức ngày một phong phú,... Có được các kỹ năng sống tốt  sẽ giúp các em hình thành được nhân sinh quan, thái độ sống tích cực và hành vi đúng đắn. Trong thời đại công nghệ thông số và mạng xã hội phát triển như hiện nay, trẻ chịu tác động từ nhiều yếu tố của xã hội, tích cực có, tiêu cực có, trong nhiều trường hợp, trẻ phải tự ứng phó một mình trước hoàn cảnh nên trẻ không chỉ cần được biết thế nào là điều hay lẽ phải mà còn phải có khả năng hành động theo nhận thức đúng. Việc giáo dục kỹ năng sống nhằm giúp trẻ biến nhận thức thành hành động.
Thực trạng cho thấy hiện nay còn rất nhiều học sinh thiếu kiến thức cơ bản về kĩ năng sống: Ăn mặc, đi đứng, nói năng, làm việc, giao tiếp ứng xử. Một bộ phận trẻ do nhiều nguyên nhân có những biểu hiện sai lệch về chuẩn mực đạo đức, bàng quan, thiếu trách nhiệm với người khác; không có hoặc thiếu lòng bao dung, vị tha, chia sẻ; có tính ích kỉ, hẹp hòi, đố kị, ganh đua không lành mạnh; đề cao chủ nghĩa cá nhân; thiếu tính đoàn kết. Tính kỉ luật không cao, không chịu sự ảnh hưởng tích cực từ người khác (cha mẹ, ông bà, người lớn);  sự hình thành những thói hư, tật xấu khi có sự tác động của môi trường sống không lành mạnh, thiếu định hướng của giá trị chuẩn đạo đức, thuần phong mĩ tục truyền thống bị mai một do tiếp thu không chọn lọc các dòng văn hóa thiếu lành mạnh. Khi trẻ lớn dần, nhu cầu hòa nhập xã hội, tiếp xúc với thế giới bên ngoài càng cao, môi trường ngoại cảnh không chỉ có những cái tốt đẹp mà còn bao gồm cả những cái xấu, cái không tốt. Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là vô cùng cần thiết.
1
Học viên tham gia  tập huấn
Qua hai ngày tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán của 11 trường tiểu học thuộc 9 xã của dự án thuộc các huyện Điện Biên Đông, Tủa Chùa, Tuần Giáo đã được tìm hiểu kĩ nguyên nhân sâu xa của việc học sinh thiếu kĩ năng sống. Hệ lụy của việc thiếu kĩ năng sống tác động đến sinh hoạt và học tập của học sinh. Vai trò của gia đình, nhà trường, địa phương, cộng đồng trong việc giáo dục kĩ năng sống nhằm giúp trẻ có kĩ năng cơ bản cần thiết đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống ngày càng đa dạng và phong phú. Hội nghị tập huấn đã định hướng mục tiêu giáo dục kĩ năng  sống, nội dung và phương pháp giáo dục kĩ năng sống, cung cấp cho đội ngũ cán bộ quản lý, tổng phụ trách Đội và giáo viên cốt cán nội dung những kĩ năng sống cơ bản đó là: Kỹ năng giao tiếp; kỹ năng tự nhận thức; kỹ năng xác định giá trị; kỹ năng ra quyết định; kỹ năng kiên định; kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng; kỹ năng đặt mục tiêu; kỹ năng làm chủ bản thân (tình cảm, cảm xúc); kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ; kỹ năng thể hiện sự cảm thông.

Hội nghị đã và sẽ góp phần tích cực vào việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học của 11 trường tiểu học thuộc 9 xã tham gia Dự án trong thời gian tới./.

Tác giả: Đỗ Văn Mười

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập163
  • Máy chủ tìm kiếm48
  • Khách viếng thăm115
  • Hôm nay28,102
  • Tháng hiện tại662,240
  • Tổng lượt truy cập136,114,609
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi