banner

Khái niệm “người lao động, hợp đồng lao động” chính thức thay đổi từ ngày 01 tháng 01 năm 2021

Chủ nhật - 31/01/2021 21:06
Dienbien.edu.vn - Theo quy định mới tại Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021) khái niệm “người lao động”, “hợp đồng lao động” đã có sự thay đổi.
1. Khái niệm “người lao động” từ 2021
Theo Quy định tại Bộ luật Lao động 2012 quy định như sau:
Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
Có 4 yếu tố để nhận diện:
+ Tuổi
+ Khả năng lao động
+ Làm việc theo hợp đồng lao động
+ Có nhận lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
- Từ ngày 01/01/2021, theo quy định mới tại Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
“Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động”.
Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.
Theo quy định mới này thì yếu tố “hợp đồng lao động” không còn trong định nghĩa người lao động nữa.
Như vậy, chỉ cần một người có 03 yếu tố sau đây sẽ được bảo đảm các quyền và lợi ích của mình theo các quy định của Bộ luật lao động 2019 mà không phụ thuộc vào tên gọi của loại hợp đồng được ký kết:
 + Thuộc độ tuổi lao động quy định tại Khoản 1 Điều 3 Bộ Luật lao động 2019.
+ Làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận.
+ Được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
2. Khái niệm “hợp đồng lao động” từ 2021
Theo Quy định tại điều 15 Bộ luật Lao động 2012 “hợp đồng lao động” quy định như sau:
Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Từ ngày 01/01/2021, Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Điều 13. Hợp đồng lao động
 Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
Theo quy định mới này thì không phụ thuộc vào tên gọi của hợp đồng mà hai bên ký kết, miễn đảm bảo các tiêu chí sau sẽ được xác định là hợp đồng lao động:
+ Nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương
+ Một bên chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của bên còn lại.
Như vậy, từ ngày 01/01/2021, khi Bộ luật Lao động 2019 chính thức được áp dụng, các thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng bao gồm nội dung việc làm có trả công, tiền lương, quản lý, điều hành, giám sát của một bên đều được coi là hợp đồng lao động.

Tác giả: Nguyễn Thị Liên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập103
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm17
  • Khách viếng thăm85
  • Hôm nay27,553
  • Tháng hiện tại355,345
  • Tổng lượt truy cập136,707,158
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi