banner

KHTC - Hỗ trợ thôn, bản của các xã đặc biệt khó khăn xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018 - 2020

Thứ năm - 01/11/2018 04:13
Dienbien.edu.vn: Ngày 21/10/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1385/QĐ-TTg phê duyệt Đề án hỗ trợ thôn, bản, ấp của các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018 - 2020.

Mục tiêu chung của Đề án là góp phần hoàn thành mục tiêu phấn đấu cả nước không còn xã dưới 05 tiêu chí nông thôn mới và trực tiếp cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần cho người dân tại các thôn của các xã khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Trong đó, mục tiêu cụ thể của Đề án là: Tại các xã thuộc phạm vi đề án, tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm giảm ít nhất 05% (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020); đến năm 2020, thu nhập của người dân tại các xã thuộc phạm vi Đề án tăng ít nhất từ 1,6 đến 1,8 lần so với năm 2015,…

Đề án được triển khai thực hiện từ năm 2018 đến năm 2020 trên địa bàn 3.513 thôn, bản của 363 xã khó khăn đạt dưới 10 tiêu chí nông thôn mới khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo của 36 tỉnh. Tỉnh Điện Biên có 255 bản thuộc 25 xã khó khăn khu vực biên giới, vùng núi trên địa bàn các huyện Điện Biên, Mường Chà, Nậm Pồ, Mường Nhé.

l1 1
Bản Cà Là Pá, xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

Đề án hỗ trợ mô hình phát triển sản xuất tập trung liên kết gắn với vùng nguyên liệu phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương và tổ chức nhân rộng những mô hình này trên cơ sở phát triển các sản phẩm đặc trưng, là lợi thế của địa phương theo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm; phát triển mô hình làng du lịch văn hóa hóa cộng đồng; hỗ trợ xây dựng công trình thiết yếu nhằm nâng cao đời sống sinh hoạt của người dân ở các thôn, bản, bao gồm nước sinh hoạt, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất. Đồng thời, tập huấn các kỹ năng phát triển cộng đồng cho Ban phát triển thôn, người có uy tín trong cộng đồng; đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn mới mô hình, yêu cầu cụ thể và phù hợp với nhu cầu của thị trường; xây mới và nâng cấp một số công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa và nhu cầu sinh hoạt của người dân trong thôn (điện, đường trục thôn, bản, ấp; đường ngõ xóm; công trình về môi trường, cơ sở vật chất văn hóa thôn…)./.

Tác giả: Phạm Ngọc Long

Nguồn tin: Phòng GDTXCN&NCKH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập307
  • Thành viên online2
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm297
  • Hôm nay22,594
  • Tháng hiện tại185,800
  • Tổng lượt truy cập136,537,613
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi