banner

Một số lưu ý trong quy trình thực hiện thanh tra nội bộ của cơ sở giáo dục

Thứ sáu - 07/02/2025 03:17
Dienbien.edu.vn-Ngày ngày 31 tháng 12 năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 28/2024/TT-BGDĐT quy định nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục và thanh tra nội bộ trong cơ sở giáo dục.
Như vậy, hoạt động thanh tra nội bộ trong cơ sở giáo dục chịu sự điều chỉnh của Luật Thanh tra ngày 14/11/2022; Nghị định số 43/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra; Thông tư số 08/2024/TT-TTCP ngày 18/12/2024 của Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thực hiện quy định về trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra và Thông tư số 28/2024/TT-BGDĐT ngày 26/12/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục và thanh tra nội bộ trong cơ sở giáo dục.
Căn cứ các quy định nêu trên, trong quá trình triển khai thực hiện, Thủ trưởng cơ sở giáo dục cần lưu ý trong thực hiện các khâu của quy trình thanh tra như sau:
1. Chuẩn bị thanh tra:
Xây dựng kế hoạch thanh tra: Hằng năm, thủ trưởng cơ sở giáo dục phê duyệt kế hoạch thanh tra nội bộ, bao gồm các nội dung, phạm vi, đối tượng và thời gian thanh tra. Kế hoạch này cần được thông báo đến các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quyết định thành lập Đoàn thanh tra: Căn cứ kế hoạch hoặc khi có yêu cầu thanh tra đột xuất, thủ trưởng ra quyết định thành lập Đoàn thanh tra nội bộ, chỉ định trưởng đoàn, phó trưởng đoàn (nếu cần) và các thành viên.
2. Tiến hành thanh tra:
Công bố quyết định thanh tra: Đoàn thanh tra tổ chức cuộc họp với đối tượng thanh tra để công bố quyết định, nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung và kế hoạch làm việc.
Thu thập thông tin, tài liệu: Đoàn thanh tra thu thập, nghiên cứu các tài liệu, hồ sơ liên quan đến nội dung thanh tra; có thể phỏng vấn, khảo sát để làm rõ các vấn đề cần thiết.
Xác minh, đánh giá: Trên cơ sở thông tin thu thập, Đoàn thanh tra tiến hành xác minh, đối chiếu với các quy định pháp luật và quy định nội bộ để đánh giá mức độ tuân thủ, phát hiện sai phạm (nếu có).
3. Kết thúc thanh tra:
Báo cáo kết quả thanh tra: Đoàn thanh tra lập báo cáo kết quả, nêu rõ những phát hiện, kết luận và kiến nghị biện pháp xử lý, khắc phục.
Ban hành kết luận thanh tra: Thủ trưởng cơ sở giáo dục xem xét báo cáo và ban hành kết luận thanh tra, trong đó xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan và đưa ra chỉ đạo cụ thể.
Công khai kết luận thanh tra: Kết luận thanh tra được thông báo đến đối tượng thanh tra và các đơn vị, cá nhân có liên quan; nếu cần thiết, có thể công khai rộng rãi theo quy định.
4. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra:
Giám sát thực hiện: Đoàn thanh tra hoặc bộ phận chức năng theo dõi việc thực hiện các kiến nghị, quyết định trong kết luận thanh tra; đôn đốc, hỗ trợ các đơn vị, cá nhân khắc phục sai phạm, thực hiện biện pháp phòng ngừa.
Báo cáo kết quả thực hiện: Định kỳ báo cáo thủ trưởng về tiến độ và kết quả thực hiện các kiến nghị sau thanh tra; đề xuất biện pháp xử lý đối với trường hợp không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ.
Quy trình trên được xây dựng dựa trên các quy định pháp luật hiện hành, đặc biệt là Thông tư số 28/2024/TT-BGDĐT, nhằm đảm bảo hoạt động thanh tra nội bộ trong cơ sở giáo dục diễn ra hiệu quả, đúng pháp luật và góp phần nâng cao chất lượng quản lý giáo dục. Đối với các biểu mẫu sử dụng trong quá trình thực hiện thanh tra cần sử dụng hệ thống biểu mẫu tại Thông tư số 08/2024/TT-TTCP ngày 18/12/2024./.

Tác giả: quản trị, Nguyễn Văn Hiếu

Nguồn tin: Thanh tra Sở

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập121
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm109
  • Hôm nay27,757
  • Tháng hiện tại34,079
  • Tổng lượt truy cập139,678,913
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi