banner

Nâng cao năng lực sử dụng tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ quản lí, giáo viên để thực hiện hiệu quả công tác giáo dục trong các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú và trường phổ thông có học sinh bán trú

Thứ năm - 05/09/2019 05:29
Đảng ta đã khẳng định "Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc. Đi đôi với việc sử dụng tiếng nói, chữ viết phổ thông, khuyến khích thế hệ trẻ thuộc đồng bào các dân tộc thiểu số học tập, hiểu biết và sử dụng thành thạo tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình".

Ông Lưu Văn Minh - Vụ giáo dục dân tộc Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai nội dung dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ quản lí, giáo viên các địa phương
Việc tổ chức dạy học tiếng dân tộc trong các trường học ở nước ta đã được thực hiện từ hơn một nửa thế kỷ nay; việc triển khai dạy học tiếng dân tộc đã tạo lập ý nghĩa nhân văn xã hội sâu sắc, đó là thực hiện chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, tạo lập nhận thức và niền tin của người dân tộc thiểu số đối với Đảng, Nhà nước về sự quan tâm và trách nhiệm đối với các dân tộc thiểu số, đem lại lợi ích thật sự trong việc góp phần vào bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, văn hóa các dân tộc thiểu số; nâng cao nhận thức của người dân, cấp chính quyền và cả hệ thống chính trị về vai trò và ý nghĩa của việc bảo tồn và phát triển ngôn ngữ các dân tộc thiểu số.
Dạy học tiếng dân tộc thiểu số trong trường học còn đem lại nhiều ý nghĩa về giáo dục vùng dân tộc thiểu số, đó là: giáo dục giá trị văn hóa tinh túy nhất, quý giá nhất của dân tộc đối với học sinh; góp phần hình thành con người phát triển toàn diện đối với học sinh dân tộc thiểu số, nâng cao năng lực ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ cho học sinh góp phần củng cố và phát triển tiếng nói, chữ viết tiếng dân tộc cho học sinh; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số nhờ học sinh ham thích học tiếng dân tộc mà duy trì tỉ lệ học sinh đi học chuyên cần cao, học sinh được hỗ trợ thêm kiến thức và kỹ năng để học tập tốt hơn, học sinh tự tin hơn trong giao tiếp và học tập; nâng cao nhận thức về giá trị ngôn ngữ, văn hóa dân tộc thiểu số; hình thành ý thức trách nhiệm đối với việc bảo tồn phát triển ngôn ngữ, văn hóa dân tộc đối với học sinh dân tộc thiểu số.

Ông Nguyễn Văn Hùng - Vụ giáo dục dân tộc Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai nội dung sử dụng tiếng dân tộc thiểu số để thực hiện hiệu quả các hoạt động giáo dục
Tính đến hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành được 08 chương trình và 06 bộ sách giáo khoa về việc dạy tiếng dân tộc thiểu số của 22 tỉnh trên toàn quốc, trong đó có tỉnh Điện Biên.
Với tỉnh Điện Biên giai triển khai dạy tiếng Thái, tiếng Mông tại 9/10 đơn vị hành chính cấp huyện từ năm học 2011-2012. Năm học 2014-2015, cấp tiểu học tổ chức dạy tiếng Thái, tiếng Mông (từ lớp 3 đến lớp 5) tại 54 trường với 313 lớp, 6.977 học sinh (25 trường dạy tiếng Thái, 137 lớp 2.891 học sinh; 29 trường dạy tiếng Mông, 176 lớp 4.860 học sinh); cấp THCS triển khai dạy tự chọn tiếng Thái, tiếng Mông (lớp 6 và lớp 7) tại 40 trường với 262 lớp, 8.479 học sinh (20 trường dạy tiếng Thái, 146 lớp 4.543 học sinh; 20 trường dạy tiếng Mông, 116 lớp 3.776 học sinh). Theo kế hoạch năm học 2019-2020, cấp tiểu học triển khai dạy tiếng Thái, tiếng Mông tại 56 trường với 320 lớp, 8.000 học sinh (29 trường dạy tiếng Thái, 143 lớp 3.344 học sinh; 27 trường dạy tiếng Mông, 177 lớp 4.656 học sinh); cấp THCS triển khai dạy tự chọn tiếng Thái, tiếng Mông tại 40 trường với 247 lớp, 8.585 học sinh (20 trường dạy tiếng Thái, 119 lớp 3.994 học sinh; 20 trường dạy tiếng Mông, 128 lớp 4.591 học sinh).
Một số định hướng về dạy tiếng dân tộc thiểu số của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thời gian tới: Tiếp tục thực hiện chủ trương và các quy định về dạy học tiếng dân tộc; tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về dạy học tiếng dân tộc; điều chỉnh các Chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số hiện có phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong Chương trình giáo dục phổ thông mới môn tiếng dân tộc thuộc môn học tự chọn và phân phối kế hoạch thực hiện chương trình 2 tiết/tuần ở cấp tiểu học và 3 tiết/tuần đối với cấp THCS và THPT; căn cứ theo đề xuất của các địa phương đang triển khai dạy học tiếng dân tộc, bề dày lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa của các dân tộc Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến xây dựng và ban hành các chương trình tiếng dân tộc thiểu số mới trong năm 2020.

Trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, mục tiêu về giáo dục là một mục tiêu lớn, trong đó các tiêu chí về phổ cập giáo dục - xóa mù chữ được Ngành giáo dục và đào tạo xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu.
Đối với tỉnh Điện Biên, trong những năm qua, để thực hiện mục tiêu về phổ cập giáo dục - xóa mù chữ, Sở Giáo dục và Đào tạo tích cực, chủ động tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh ban hành các văn bản quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo; chịu trách nhiệm quản lý và triển khai thực hiện kế hoạch PCGD - XMC, hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ, theo dõi tiến độ thực hiện của các địa phương; toàn bộ hệ thống chính trị của tỉnh theo chức năng nhiệm vụ cùng tham gia vào công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên các cơ sở giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ PCGD-XMC đã triển khai thực hiện nhiều hoạt động, trong đó có hoạt động tuyên truyền, vận động, điều tra thông tin về người dân đây là công việc rất phức tạp, khó khăn nhiều yếu tố chi phối cản trở như: nhận thức của người dân, ý thức trách nhiệm phối hợp thực hiện của người dân, việc sử dụng tiếng Việt để giao tiếp của người dân còn hạn chế, việc đi lại gặp nhiều khó khăn..., đặc biệt là đối với các xã ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và vùng dân tộc thiểu số. Trong điều kiện đó, việc biết tiếng dân tộc thiểu số để sử dụng trong hoạt động truyên truyền và điều tra thông tin về phổ cập giáo dục của cán bộ quản lí, giáo viên của các cơ sở giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số là hết sức cần thiết; muốn biết tiếng dân tộc thiểu số thì cán bộ quản lí, giáo viên phải tích cực tham gia các khóa học và tự học để nâng cao năng lực sử dụng tiến dân tộc của mình, có như vậy thì người cán bộ quản lí, giáo viên mới thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo nói chung và nhiệm vụ phổ cập giáo dục - xóa mù chữ nói riêng./.

Tác giả: Bùi Mạnh Toàn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập150
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm139
  • Hôm nay16,094
  • Tháng hiện tại678,778
  • Tổng lượt truy cập136,131,147
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi