banner

Những sự kiện nổi bật của Giáo dục mầm non trong năm 2019

Thứ ba - 21/01/2020 01:40
Dienbien.edu.vn - Giáo dục mầm non Điện Biên trong những năm gần đây phát triển nhanh và có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của sự nghiệp giáo dục tỉnh nhà. Nhân những ngày đầu năm 2020, Phòng Giáo dục Mầm non (GDMN) xin giới thiệu một số sự kiện, hoạt động được đánh giá là tiêu biểu trong năm 2019 của cấp học.
1. Triển khai có hiệu quả phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”
Phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” đã được triển khai thực hiện đã góp phần khuyến khích, khơi dậy tinh thần đổi mới, sáng tạo của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ và công tác quản lý của cấp học góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục giáo dục mầm non của tỉnh. Năm học 2019-2020, cấp học Mầm non có 01 cán bộ quản lý và 01 giáo viên mầm non tiêu biểu được tham dự buổi Giao lưu tôn vinh những tấm gương điển hình trong giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

Các bé mẫu giáo trường Mầm non 20-10, thành phố Điện Biên Phủ tham gia hoạt động trải nghiệm "Lễ hội mùa xuân"
2. Tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ đến trường vượt kế hoạch UBND tỉnh giao
Bằng nhiều giải pháp có hiệu quả, các cơ sở giáo dục mầm non đã tích cực huy động trẻ trong độ tuổi mầm non đến trường. Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2019, có 41% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ được đi học tại các cơ sở giáo dục mầm non. So với chỉ tiêu kế hoạch UBND tỉnh giao vượt 0,8%. Tỷ lệ huy động trẻ mẫu  giáo đạt 99,0%, riêng trẻ mẫu giáo 5 tuổi đạt 99,9%.
3. Kế hoạch phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2019-2025 được triển khai thực hiện
Ngày 22/4/2019, UBND tỉnh Điện Biên ban hành Quyết định số 338/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Phát triển Giáo dục mầm non tỉnh Điện Biên giai đoạn 2018-2025”. Theo đó, ngày 23/5/2019 Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch số 1053 /SGDĐT-GDMN về việc thực hiện Đề án phát triển Giáo dục mầm non tỉnh Điện Biên giai đoạn 2019-2025; 10/10 huyện, thị xã, thành phố đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các giải pháp theo kế hoạch, lộ trình thực hiện Đề án.
4. Tỷ lệ trường mầm non đạt chuẩn quốc gia vượt chỉ tiêu Nghị quyết tỉnh Đảng bộ lần thứ XII
Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2019, toàn tỉnh có 108/172 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, đạt 62,7%. Trong đó, 83 trường mầm non được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, 25 trường mầm non được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. So với chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XII vượt 2,1%.
5. Thực hiện có hiệu quả chuyên đề Tăng cường nghe, nói tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số
Tiếp tục thực hiện các giải pháp thực hiện Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh vùng dân tộc thiểu số, chuyên đề "Tăng cường nghe, nói tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số" là hoạt động chuyên sâu nhằm giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp với người khác bằng tiếng Việt; nghe hiểu lời nói của người khác; trình bày lời nói cho người khác hiểu hoặc thuyết trình trước đông người; chuẩn bị các kỹ năng cần thiết về nghe, nói, "đọc", "viết" để trẻ vào học lớp 1. Chuyên đề này đã được triển khai thực hiện có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng thực hiện Đề án nói chung và khả năng nghe, nói tiếng Việt của trẻ em người dân tộc thiểu số nói riêng ở các cơ sở giáo dục mầm non.
6. Môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được đẩy mạnh ở các cơ sở giáo dục mầm non
Là một trong các hoạt động nhằm thực hiện có hiệu quả chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm", môi trường giáo dục ở các cơ sở giáo dục mầm non được đẩy mạnh xây dựng. Sự sáng tạo của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được phát huy trong việc xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học. Ngoài việc đảm bảo an toàn cho trẻ, các hoạt động trải nghiệm, thực hành, khám phá được tăng cường đáp ứng nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện cho tất cả các trẻ có thể chơi mà học, học bằng chơi, phù hợp với điều kiện thực tế mỗi địa phương góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non.

Các bé mẫu giáo trường Mầm non 7/5, thành phố Điện Biên Phủ tham gia hoạt động trải nghiệm "Nhớ ơn các chú bộ đội" nhân ngày 22/12/2019
7. 10/10 huyện, thị xã, thành phố duy trì đạt chuẩn Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi
Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2019, 130/130 đơn vị cấp xã và 10/10 đơn vị cấp huyện duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. Các chỉ số đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi được duy trì.
8. Có 98,6% trẻ mầm non được ăn bán trú tại trường
Ngoài chế độ hỗ trợ ăn trưa trẻ mẫu giáo được hưởng theo Nghị định số 06/2018/NĐ-CP quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non, các cơ sở giáo dục mầm non huy động sự hỗ trợ của một số tổ chức thiện nguyện như: Chương trình "Quỹ trò nghèo vùng cao", dự án "Ánh sáng núi rừng" của nhóm tình nguyện Niềm Tin… cùng với sự đóng góp của cha mẹ trẻ em chất lượng công tác tổ chức bán trú cho trẻ tại các trường mầm non được nâng lên, đến nay số trẻ ăn bán trú tại trường đạt 98,6%; 100% trẻ đến trường được đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần; không xảy ra dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm tại các cơ sở GDMN.
9. Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh
Năm học 2019-2020, cha mẹ trẻ em, các tổ chức từ thiện trong nước hỗ trợ trên 10 tỷ đồng để tổ chức ăn trưa cho trẻ nhà trẻ, bổ sung thiết bị phục vụ bán trú, làm lớp học, công trình vệ sinh, nhà bếp, nhà công vụ, sân chơiKết quả xã hội hóa này đã góp phần cải thiện điều kiện cơ sở vật chất trường lớp, phục vụ các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.
10. Tỷ lệ trẻ mẫu giáo được làm quen với tiếng Anh ở các cơ sở giáo dục mầm non được tăng lên đáng kể
Sau 3 năm thực hiện thí điểm cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục mầm non đã tạo được môi trường học tập tích cực cho trẻ, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp và có hứng thú với một ngôn ngữ mới, tạo tiền đề cho trẻ tham gia học tiếng Anh ở cấp học cao hơn. Năm học 2019-2020, có 18 trường thuộc thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên tổ chức thí điểm cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh với 1.026 trẻ tham gia. So với cùng kỳ năm học trước tăng 8 trường và 842 trẻ được làm quen với tiếng Anh tại các cơ sở giáo dục mầm non.
Một mùa xuân mới đang về, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên toàn cấp học, sự quan tâm của xã hội và cộng đồng, tin tưởng rằng giáo dục mầm non Điện Biên tiếp tục gặt hái được nhiều thành công mới trong năm 2020./.

Tác giả: Trần Thị Thúy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập80
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm75
  • Hôm nay38,980
  • Tháng hiện tại713,844
  • Tổng lượt truy cập135,192,137
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi