banner

Phát triển vốn tiếng Việt cho học sinh dân tộc thông qua dạy học tiếng Mông của giáo viên trường Tiểu học Pu Nhi, Điện Biên Đông

Thứ năm - 07/03/2019 19:33
Dienbien.edu.vn: Trường tiểu học Pu Nhi là một trường nằm ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của huyện Điện Biên Đông. Địa bàn của trường rất rộng đường xá đi lại gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là vào mùa mưa, phải qua nhiều đèo dốc, sông suối.
Nhà trường có 4 điểm trường lẻ và 1 điểm trường chính. 100% dân số trên địa bàn là người dân tộc H'Mông, trình độ dân trí còn thấp, cuộc sống của người dân còn gặp rất nhiều khó khăn. Trên 90% các hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo, còn thiếu tự tin trong giao tiếp, vốn ngôn ngữ tiếng Việt còn hạn chế.

Thầy giáo Sủng A Nhan
Năm học 2013 - 2014 nhà trường chính thức thực hiện đề án dạy tiếng dân tộc Mông cho các em học sinh khối lớp 3+4+5 tại điểm trường trung tâm.
Trong những năm học vừa qua, nhà trường đã cố gắng tìm nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục như đổi mới phương pháp dạy học; tăng thời lượng một số môn học cơ bản như Toán, tiếng Việt; tăng cường phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng; tổ chức các hình thực học tập như học theo nhóm, đôi bạn cùng tiến, nhiều tiết học kéo dài. Song chất lượng vẫn chưa được nhu mong muốn vì rất nhiều học sinh vốn tiếng Việt rất hạn chế có khi một câu hỏi mà giáo viên phải nêu lên nhiều lần nhưng các em vẫn không hiểu, không trả lời được. Học sinh sau khi lên lớp còn đọc chậm và phát âm sai, viết sai chính tả, nhiều học sinh thiếu tự tin trong giao tiếp và trong học tập, không dám tương tác cùng các bạn để phấn đấu vượt khó trong học tập. Nguyên nhân chính của những hạn chế trên là do các em còn ít vốn tiếng Việt nên việc tiếp thu kiến thức một cách thụ động (học vẹt), rất dễ quên. Do đó trong thời gian nghỉ hè các em đã quên khá nhiều kiến thức trong đó đặc biệt quan trọng là quên việc đọc, viết và làm toán dẫn đến tình trạng nhiều em học sinh còn chưa đạt chuẩn KTKN khi bước vào năm học mới. Những em này hầu như chưa biết và giao tiếp được bằng tiếng Việt. Trong số học sinh qua Mẫu giáo thì việc giao tiếp bằng tiếng Việt của các em còn nhiều khó khăn. Các em chỉ nghe và hiểu được những câu lệnh đơn giản như "Trật tự", "Ra chơi", "Vào lớp", "Ra về"...
Việc tạo thói quen và bồi dưỡng tiếng Việt của các em ở gia đình và cộng đồng cũng gặp khó khăn vì người dân ở thành từng bản và thường ở sâu trong rừng bên cạnh những con suối để có nước thuận lợi cho việc sinh hoạt nên ít gặp gỡ và giao tiếp với người Kinh, không có điều kiện giao tiếp bằng tiếng phổ thông. Nhiều người trong gia đình không nói được tiếng Việt hoặc ít sử dụng tiếng Việt nên việc sinh hoạt giao tiếp trong gia đình hầu như bằng tiếng mẹ đẻ. Vì vậy, khi trẻ ra lớp thường chưa nói và hiểu được tiếng Việt. Nhiểu  gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em. Nhiều em học sinh vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên thường xuyên phải nghỉ học để ở nhà giúp đỡ gia đình như giữ em, làm nương rẫy...
Nhận thấy những hạn chế trên Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng kế hoạch giao cho các tổ chuyên môn, tổng phụ trách Đội để tổ chức các sân chơi trí tuệ, các trò chơi dân gian, trong các  buổi học và các hoạt động GDNGLL để các em học sinh có cơ hội giao tiếp với nhau, qua đó nâng cao vốn ngôn ngữ tiếng Việt, rèn cho các em tính bạo dạn và tự tin hơn trong giao tiếp bằng tiếng phổ thông.
Thực hiện có hiệu quả và có nhiều giải pháp sáng tạo trong việc tăng cường tiếng Việt cho các en học sinh là thầy giáo Sủng A Nhan, là người dân tộc Mông, trực tiếp là người dạy tiếng dân tộc, thầy nắm rất rõ những hạn chế tiếng Việt của học sinh trong nhà trường nên thầy đã đề xuất với nhà trường tổ chức rất nhiều những hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tổ chức các sân chơi tiếng Việt và dạy học lồng ghép giữa tiếng Mông và tiếng Việt vào trong giao tiếp, dịch các đoạn hội thoại, thơ, văn từ tiếng Mông sang tiếng Việt, tổ chức các trò chơi… rất nhiều bài hát trong chương trình tiểu học đã được thầy giáo dịch ra tiếng dân tộc Mông cho các em hát thành hai lời (tiếng Việt và tiếng Mông) ví dụ như bài hát “Đi học xa, Em yêu trường em…). Từ đó đã thu hút được học sinh tích cực đi học hơn và vốn tiếng Việt các em cũng không ngừng được tăng lên. Các em đã tự tin hơn trong giao tiếp bằng tiếng Việt, qua đó chất lượng giáo dục nhà trường đã được cải thiện qua các năm học.

(Tiết học có lồng ghép tiếng Mông và âm nhạc)
Từ khi thầy giáo Sủng A Nhan thực hiện dạy học môn tiếng dân tộc Mông và áp dụng đổi mới phương pháp dạy học nêu trên vào quá trình giảng dạy nhằm tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, giảm thiểu số lượng học sinh bỏ học. Nhiều giáo viên đã thấy được hiệu quả của việc tăng cường tiếng Việt trong quá trình nâng cao chất lượng giáo dục nên đã hưởng ứng nhiệt tình và thực hiện giải pháp như trong quá trình dạy tiếng Việt cũng dịch các đoạn văn, đoạn thơ, giải nghĩa từ tiếng Việt sang tiếng Mông để học sinh hiểu rõ hơn. Nhiều gia đình cũng đã có ý thức sử dụng một phần tiếng Việt trong giao tiếp hàng ngày với trẻ nên đã có nhiều em có được vốn tiếng Việt tương đối khi vào lớp; chất lượng học sinh đã tăng lên qua mỗi năm; không còn hiện tượng học sinh nghỉ học và bỏ học giữa chừng. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập136
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm123
  • Hôm nay22,594
  • Tháng hiện tại193,323
  • Tổng lượt truy cập136,545,136
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi