banner

Sân khấu hoá văn học – Cầu nối diệu kì để văn học bước vào cuộc sống

Chủ nhật - 27/12/2020 19:19
Dienbien.edu.vn. Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu. Hiện nay, cùng với việc đổi mới chương trình giáo dục và sách giáo khoa, việc thay đổi phương pháp vẫn luôn là vấn đề nóng đặt ra đối với mỗi giáo viên.
Để đáp ứng được điều này, mỗi giáo viên cần có sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức cho tới thái độ và niềm tin vào vấn đề cơ bản: Vai trò tích cực của học sinh trong học tập để người học tích cực, tự tin, có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo đáp ứng được yêu cầu phát triển của cá nhân và đất nước trong thời kì mới.
Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học. Môn học này mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,...Thông qua ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật, môn Ngữ văn tạo cho học sinh có cơ hội khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, biết đồng cảm, sẻ chia, có cá tính và đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn,...
Để thực hiện hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực, người giáo viên phải có khả năng thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học của học sinh để học sinh tích cực, chủ động tham gia và thực hiện các  nhiệm vụ học tạp, từ đó khắc sâu kiến thức đã học.
Đáp ứng những yêu cầu đó, ngày 12/12/2020, trường PTDTNT tỉnh Điện Biên tổ chức chương trình ngoại khóa văn học với chủ đề:“Trở về cội nguồn văn học dân tộc Việt Nam”, nhằm củng cố, khắc sâu hơn nữa kiến thức về các tác phẩm văn học dân gian trong chương trình phổ thông; gắn lí thuyết đã học với các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp, hình thức dạy học; bồi dưỡng tình yêu văn học dân gian nói riêng và văn học dân tộc nói chung.
Sau những điệu nhảy sôi động của các bài Trống cơm; Bống bống bang bang, các em đã đóng vai để tái hiện lại trích đoạn Chiến thắng Mtao- Mxây (Trích sử thi Đăm Săn). Một không gian của sử thi mang đậm bản sắc Tây Nguyên đã được các em thể hiện trong vai diễn của mình. Sau đó là các tiết mục kể truyện sáng tạo khi học sinh được nhập vai nhân vật An Dương Vương để kể lại truyền
thuyết: Truyện An Dương Vương  và Mị Châu- Trọng Thủy với bao nỗi ân hận day dứt vì sự chủ quan khinh địch của mình mà đã khiến nhân dân Âu Lạc rơi vào cảnh lầm than; Lời của Mị Châu thanh minh cho chính mình trước lời kết tội của rùa vàng rằng:
Nếu trong tình yêu còn cảnh giác dối lừa nhau
Thì nhân loại này tìm đâu ra trung thực”
                                            (Tản mạn trước đền An Dương Vương)
Trong chương trình, các em còn thể hiện phần sáng tạo khi viết lại phần kết cho câu chuyện cổ tích Tấm cám với mong ước để hình ảnh cô Tấm trong trái tim bạn đọc được giữ trọn là cô Tấm thảo hiền, mang đầy đủ những nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Chương trình thực sự sôi động trước phần thi của khán giả trong màn hát đối đáp dân ca, các câu đố. Khép lại chương trình là lời hát ngọt ngào của ca khúc“Khách đến chơi nhà”- dân ca quan họ Bắc Ninh. Bài hát đưa các em đến với một vùng văn hóa đậm chất dân tộc truyền thống của những liền anh, liền chị nơi miền quê quan họ.
“Trở về cội nguồn văn học dân tộc Việt Nam” chính là trở về để cảm nhận những nét đẹp bình dị, những ước mơ của người bình dân xưa, ở đó, chúng ta được bước vào thế giới của niềm tin, của sự lạc quan; ở đó cái đẹp được lên ngôi còn cái xấu xa, tàn ác bị trừng trị đích đáng. Đây là hoạt động có ý nghĩa để bước đầu đáp ứng những yêu cầu đổi mới phương pháp, hình thức dạy học hiện nay. Dẫu ngôn từ diễn xuất có thể chưa hay, lời hát, điệu múa có thể chưa thực sự xuất sắc nhưng điều mà chương trình thu được chính là sự tích cực, chủ động, sáng tạo của các em học sinh, góp phần khơi nguồn những yêu thích, đam mê của các em với môn học này./.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KHÓA VĂN HỌC
“Trở về cội nguồn văn học dân tộc Việt Nam”

         NGƯT Phạm Lệ Thanh- Hiệu trưởng nhà trường phát biểu khai mạc


Tiết mục “Trống cơm, bống bống bang bang”


          
 Tiết mục “Cô Tấm ngày nay”

Tiết mục kể chuyện sáng tạo “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”
    
Trích đoạn “Chiến thắng Mtao-Mxây”- Sử thi Đăm Săn


Hóa thân nhân vật An Dương Vương và Mị châu trong truyền thuyết
An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy

  
Các cô giáo trong tổ Ngữ văn- Tin và một số học sinh tham gia chương trình.
 

Tác giả: Trường PT DTNT tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập255
  • Máy chủ tìm kiếm16
  • Khách viếng thăm239
  • Hôm nay24,795
  • Tháng hiện tại288,589
  • Tổng lượt truy cập136,640,402
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi