banner

Sinh hoạt chuyên môn: Nâng cao chất lượng tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại huyện Điện Biên

Thứ tư - 20/03/2019 05:41
Dienbien.edu.vn- Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2018-2019, nhằm tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường mầm non trong huyện, đặc biệt nâng cao chất lượng giáo dục tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số theo Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non giai đoạn 2016-2020, ngày 15/3/2019 Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên đã tổ chức sinh hoạt chuyên môn học kỳ II năm học 2018- 2019.

Tham gia buổi sinh hoạt chuyên môn có các đồng chí là cán bộ chuyên môn Phòng Giáo dục và Đào tạo, các đồng chí cốt cán của huyện cùng với sự tham gia của 144 đồng chí là cán bộ quản lý, giáo viên thuộc 36 trường mầm non trong huyện.

Nội dung sinh hoạt chuyên môn tập trung tháo gỡ, giải đáp những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức lồng ghép tăng cường tiếng Việt; tổ chức 04 hoạt động tăng cường tiếng việt, hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ nhà trẻ và mẫu giáo; trao đổi, thảo luận thống nhất về phương pháp, hình thức tổ chức lồng ghép tăng cường tiếng Việt vào các hoạt động giáo dục trong ngày.

 

t1

Hoạt động học: Văn học: Truyễn Chú đỗ con (Độ tuổi mẫu giáo bé)

t2

HĐVĐV: Xếp đường ra vườn rau (Độ tuổi Nhà trẻ 24-36 tháng)
 

t3

Chơi ngoài trời: Trò chơi trải nghiệm không khí có ở đâu (Độ tuổi Mẫu giáo nhỡ)
               

t4

                    Hoạt động chơi tập: Trải nghiệm với củ lạc (Độ tuổi nhà trẻ 24-36 tháng)                                              

 Qua buổi sinh hoạt chuyên môn giáo viên được chia sẻ kinh nghiệm trong thực hiện tăng cường tiếng Việt cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, gắn với thực tế địa phương, nhiều khó khăn vướng mắc được giải quyết kịp thời.

Với nội dung phong phú và phương pháp tổ chức sinh động, linh hoạt, gắn với thực tế địa phương, sinh hoạt chuyên môn cấp huyện đã dần khẳng định được tính thiết thực, chất lượng của công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục toàn diện hiện nay. Đây cũng là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại huyện Điện Biên./.

        

Tác giả: Phạm Thanh Thúy - CBCM phòng GD&ĐT huyện Điện Biên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập142
  • Máy chủ tìm kiếm18
  • Khách viếng thăm124
  • Hôm nay32,964
  • Tháng hiện tại776,203
  • Tổng lượt truy cập135,254,496
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi