banner

Trường mầm non số 2 xã Sam Mứn, huyện Điện Biên tổ chức hoạt động trải nghiệm “Tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc Thái”

Thứ tư - 17/06/2020 05:53
Dienbien.edu.vn - Sáng ngày 11/6/2020 Trường mầm non số 2 Sam Mứn tổ chức buổi trải nghiệm cho các cháu học sinh tìm hiểu về bản sắc văn hóa dân tộc Thái.
Cô giáo Nguyễn Thị Vi - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Bắc, đặc biệt là dân tộc Thái tại địa phương, đẩy mạnh thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” và tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số, nhà trường đã mời các nghệ nhân, phụ huynh dân tộc Thái đến giới thiệu về bản sắc văn hóa, hướng dẫn trẻ thực hành, trải nghiệm nhiều hoạt động ngay tại trường. Đây là một hoạt động vô cùng ý nghĩa, lý thú và bổ ích, được giáo viên và các bé nhiệt tình tham gia.  
1
Ông Quàng Văn Thương hướng dẫn cách đan lát nong mốt cho các bé
Ngoài ra các bé còn được tham quan trải nghiệm các sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Thái, cách sử dụng công dụng của từng sản phẩm, thông qua đó lồng ghép hoạt động tăng cường tiếng Việt cho trẻ như: cách đeo ếp, các sử dụng giỏ bắt cua…
Trong buổi trải nghiệm giáo viên còn tổ chức các trò chơi “Thi ai nói đúng” để luyện cách phát âm một số từ tiếng Việt. Các bé đã mạnh dạn phát âm một số từ khó như: chiếc rổ xảo, cái mẹt, cái sàng, cái dần, chõ đồ xôi, quay sợi…
2 1
2
  Các sản phẩm đan lát được trưng bày sau buổi trải nghiệm
3
Các bé được trải nghiệm cách quay sợi của dân tộc Thái đen
Các bé còn được tham quan góc "Bản sắc dân tộc của bé” được trang trí bởi nhiều đồ dùng đồ chơi như: Túi Thái, khăn Piêu, quả còn, áo cóm, váy Thái, giỏ, ghế đệm bông, vải thổ cẩm... Ở góc chơi này, trẻ không những được khám phá, trải nghiệm mà còn giúp trẻ hiểu rõ hơn về cội nguồn, giáo dục trẻ bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
4
Cô giáo Kà Thị Nguyên - giới thiệu chiếc khăn piêu của dân tộc Thái
5
Các bé hào hứng tìm hiểu về trang phục dân tộc Thái
6
Phụ huynh giúp trẻ mặc trang phục dân tộc Thái
Qua đó phụ huynh nhận thức tầm quan trọng của giáo dục tình cảm kĩ năng xã hội và thẩm mĩ; nội dung giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc rất cần thiết đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.
Ngoài hoạt động tìm hiểu về bản sắc văn hóa các dân tộc tại địa phương, các trường mầm non trong toàn huyện còn thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu, lễ hội, tạo cơ hội cho trẻ khám phá, trải nghiệm và mời phụ huynh cùng tham gia như: tham quan di tích lịch sử, biểu diễn văn nghệ mừng các ngày lễ lớn, tổ chức các trò chơi dân gian, phiên chợ vùng cao... Thông qua các hoạt động đó, phụ huynh quan tâm hơn đến việc phối hợp cùng nhà trường trong chăm sóc, giáo dục trẻ; tạo cơ hội cho trẻ tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm, mở rộng kiến thức, rèn luyện kỹ năng sống, đồng thời giáo dục tình yêu quê hương đất nước, ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của mình./.

Tác giả: Triệu Thuỳ Chinh, Phòng GDĐT huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 4.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập79
  • Máy chủ tìm kiếm16
  • Khách viếng thăm63
  • Hôm nay18,988
  • Tháng hiện tại881,062
  • Tổng lượt truy cập136,333,431
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi