banner

Tuyên truyền hướng dẫn phòng, chống các yếu tố không lây nhiễm, dinh dưỡng hợp lý ở độ tuổi học sinh

Thứ ba - 15/12/2020 20:25
Dienbien.edu.vn: Bệnh không lây nhiễm (bệnh của lối sống/bệnh mạn tính) nhìn chung là bệnh không lây truyền, có nguyên nhân phức tạp, do nhiều yếu tố gây nên, phát triển chậm trong nhiều năm thường là bắt đầu từ tuổi trẻ (học sinh), có thể gây ra tàn tật, khó chữa khỏi hoàn toàn.
Các bệnh không lây nhiễm (BKLN) phổ biến: Thế giới và Việt Nam hiện nay đang ưu tiên 4 nhóm bệnh phổ biến gây ra gánh nặng lớn nhất: Tim mạch; ung thư; đái tháo đường; bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản. Tại Việt Nam cứ 10 người chết thì có gần 8 người chết do các BKLN (Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế).
Ảnh minh họa./.

Ngày 08/01/2019 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án “Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018-2025 (Đề án). Theo đó Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh Điện Biên cũng như Sở Giáo dục và Đào tạo và các ngành có liên quan cũng đã ban hành nhiều văn bản để triển khai thực hiện Đề án của Thủ tướng Chính phủ.
Các yếu tố nguy cơ BKLN
Các BKLN thường không xác định được nguyên nhân cụ thể mà có một nhóm yếu tố góp phần làm bệnh phát triển gọi là yếu tố nguy cơ như: Hút thuốc, sử dụng rượu bia, dinh dưỡng không hợp lý (uống nhiều nước ngọt, ăn thừa muối, ăn thức ăn nhanh, ăn nhiều mỡ, ăn thiếu rau, trái cây ...), ít hoạt động thể lực, thừa cân, béo phì ...
Phần lớn các BKLN là hậu quả của các yếu tố hành vi được hình thành từ rất sớm trong cuộc sống, từ khi trong độ tuổi trẻ em, học sinh, do đó các chương trình can thiệp để phòng ngừa và kiểm soát BKLN và các yếu tố nguy cơ sức khỏe khác ở học sinh trong độ tuổi này là vô cùng quan trọng.
Một số biện pháp để nâng cao sức khỏe, phòng, chống BKLN trong trường học
- Xây dựng kế hoạch thực hiện nâng cao sức khỏe trong trường học;
- Ban hành quy định phòng, chống tác hại của thuốc lá, rượu bia, cấm bán thực phẩm không lành mạnh trong các cơ sở giáo dục;
- Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất trường học như: ánh sáng, tiếng ồn, bảng, bàn ghế ... không gian cho vận động thể lực, luyện tập thể dục thể thao;
- Đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và dinh dưỡng hợp lý; cung cấp chế độ ăn dinh dưỡng hợp lý cân đối cho học sinh ăn bán trú, nội trú;
- Căng tin không bán, cung cấp thực phẩm không có lợi cho sức khỏe;
- Thực hiện khám sức khỏe định kỳ và phân loại học sinh;
- Triển khai hiệu quả công tác y tế trường học;
- Tổ chức truyền thông, giáo dục lồng ghép trong các tiết học chính khóa, ngoại khóa, tổ chức thi ... về các chương trình chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho học sinh phòng, chống yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm./.

Tác giả: Nguyễn Văn Bằng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập102
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm89
  • Hôm nay24,795
  • Tháng hiện tại276,910
  • Tổng lượt truy cập136,628,723
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi