banner

VP- Có một người chiến sĩ, một người thầy như thế!

Thứ hai - 22/01/2018 20:53
Dienbien.edu.vn- Thầy Đặng Quốc Hương hôm nay với cương vị mới-Bí thư Đảng Ủy xã Nà Tấu. Nhưng với chúng tôi, lớp giáo viên thế hệ hôm nay vẫn gọi Thầy với một sự kính trong từ tận đáy lòng.
Sinh ra và lớn lên trên miền quê lúa Thái Bình, sau khi tốt nghiệp THPT năm 1997, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc Thầy lên  đường nhập ngũ. Hoàn thành nghĩa vụ quân sự, năm 1992 thầy chuyển làm công tác hành chính tại phòng GD&ĐT huyện Phong thổ (tỉnh Lai Châu cũ, nay là huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu) cho đến 1994. Cũng từ cái duyên gắn bó với "Sự nghiệp trồng người cao cả", năm 1995 Thầy quyết tâm ôn thi vào Trường CĐSP Tây Bắc - Thuận Châu - Sơn La với niềm mơ ước trở thành thầy giáo. Tốt nghiệp Trường Trường CĐSP Tây Bắc năm 1998, thầy về nhận công tác giảng dạy tại Trường PTCS xã Nà Tấu, huyện Điện Biên. Là một xã đặc biệt khó khăn, nhưng Thầy cùng tập thể CBQL, GV, NV nhà trường luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bằng tinh thần trách nhệm, niềm tâm huyết và được sự tín nhiệm của lãnh đạo huyện, năm học 1999 Thầy được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường PTCS xã Mường nhà (nay là Trường PTDTBT THCS xã Mường Nhà). Vâng, cũng từ chính Mái trường này Thầy cùng tập thể CBQL, GV, NV nhà trường đã đặt nền móng cho mô hình Trường PTDTBT ngày nay.
1
Thầy Đặng Quốc Hương phát biểu tại Lễ khánh thành công trình nhà ở học sinh nội trú dân nuôi trường THCS Mường Nhà
 
Thầy luôn quan tâm chỉ đạo sâu sát từ việc thi đua dạy tốt – học tốt  để chất lượng giáo dục ngày được nâng lên. Trong trường ngày càng có nhiều các thầy cô giáo được công nhận là chiến sĩ thi đua, giáo viên giỏi cấp huyện, tỉnh…Từ chỗ tập thể được xếp loại khá đã trở thành tập thể lao động tiên tiến và hai năm liền đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, được chủ tịch tỉnh tặng bằng khen. Những việc làm của thầy đã khiến chúng tôi cảm phục.

Trường THCS xã Mường Nhà  nằm trên địa bàn xã có điều kiện kinh tế –xã hội đặc biệt khó khăn, 97% là đồng bào các dân tộc thiểu số, trình độ dân trí còn thấp, địa bàn các thôn bản phân bố trên diện rộng, có trên 50% số bản ở cách xã trung tâm xã và trường THCS từ 10 – 35 km; điều kiện đi lại học tập và rèn luyện của các em HS còn gặp không ít những khó khăn trở ngại. Nhiều HS ở những bản xa đến trường và có nhu cầu ở nội trú dân nuôi.

Qui mô số lớp, số học sinh , nhất là số học sinh  ở nội trú ngày một tăng. Những năm từ 2001 đến 2005, số học sinh ở nội trú của nhà trường hàng năm chiếm trên 30% (trên 120 HS); trong điều kiện khó khăn về nhà ở, nơi sinh hoạt, Thầy đã khẳng định : “Ổn định nơi ăn chốn ở và nền nếp sinh hoạt hàng ngày cho các em HS ở nội trú tại trường là cần thiết, ưu tiên trước mắt, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường”. Và kế hoạch thực hiện mô hình nội trú dân nuôi được xây dựng, triển khai thực hiện. Trong những năm đó, những học sinh thuộc diện gia đình hộ nghèo được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí để phục vụ học tập, tuy vậy cuộc sống sinh hoạt của các em còn gặp nhiều khó khăn.

Thầy đã đặt mục tiêu của biện pháp này là tạo một môi trường có tổ chức, có kỉ luật nhằm đưa hoạt động của khu nội trú vào trật tự, kỉ cương, sinh hoạt có tổ chức, có nền nếp. Từ đó phục vụ hiệu quả cho các hoạt động chính khoá của nhà trường. Ngoài việc thực hiện nội quy nhà trường như những học sinh bình thường khác, học sinh nội trú dân nuôi phải thực hiện nghiệm túc nội quy khu nội trú. Bố trí các giáo viên có kinh nghiệm, nhiệt tình, trách nhiệm cao trong công việc, có điều kiện về thời gian làm công tác chủ nhiệm, nhất là đối với khối lớp 6. Đặc thù của những học sinh lớp 6 là đa số các em lần đầu sống xa nhà nên còn rất bỡ ngỡ với cách sống tập thể tập trung, sinh hoạt tự do, bừa bãi, chưa có ý thức tuân thủ kỉ luật khu nội trú. Bố trí những giáo viên có trách nhiệm làm công tác chủ nhiệm, sẽ rèn được những học sinh này có ý thức chấp hành kỉ luật tốt hơn.

Xây dựng các khu vui chơi, luyện tập thể thao ngoài giờ lên lớp cho học sinh nội trú dân nuôi. Tổ chức được các hoạt động tập thể đa dạng phong phú. Từ đó rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm việc theo nhóm, theo tập thể, giúp học sinh ở khu nội trú hoà mình vào tập thể, sẽ giảm được vấn đề các em chơi bời tự do, vô tổ chức, đặc biệt là việc bỏ học, trốn học tham gia các loại hình dịch vụ giải trí như game, bi a ... tại các địa điểm xung quanh trường.

Tổ chức các đội văn nghệ xung kích, xây dựng kế hoạch luyện tập với thời lượng một buổi một tuần. Ngoài việc phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu ca hát, đội văn nghệ xung kích còn là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động sinh hoạt tập thể của nhà trường.

Để tạo sự gắn bó, tạo sự thi đua thầy cho tổ chức thi đấu các môn thể thao dân tộc: kéo co, bắn nỏ, đẩy gậy, ném còn v.v... cho học sinh toàn trường và học sinh ở nội trú nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ trong năm học. Tổ chức cho các học sinh ở khu nội trú được xem phim trong 1 giờ đồng hồ vào các tối thứ 6 hàng tuần. Đồng thời hàng tuần thầy đều cho tổ chức

Với sự quan tâm đó hoạt động học tập và sinh hoạt của học sinh nội trú dân nuôi trường trung học cơ sở Mường Nhà đã có những chuyển biến rõ nét. Chất lượng học tập của HS nội trú được nâng lên rõ rệt; kỹ năng sống, tự chăm sóc bản thân ngày càng được hoàn thiện; công tác duy trì số lượng của nhà trường đạt hiệu quả. Từ năm học 2008 - 2009, 2009 - 2010, đơn vị trường có nhiều học sinh thi đỗ vào trường PTDTNT tỉnh, PTDTNT huyện, có học sinh thi đỗ vào trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, có học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn HSG cấp tỉnh.

Từ mô hình xây dựng bán trú của thầy đã được các cấp các ban ngành ghi nhận. trở thành mô hình tiêu biểu tiên tiên trong toàn Tỉnh. Mô hình đó từ đây đã được nhân rộng ra nhiều cơ sở trường học và đều đạt được những thành công rõ nét .

Đặt xong nền móng, mãn nguyện nhìn mô hình bán trú ngày càng phát huy, trường THCS Mường Nhà nói riêng cũng như xã Mường Nhà nói chung đã bắt nhịp được với sự phát triển chung thì thầy lại âm thầm chuyển sang một lĩnh vực khác với một cương vị khác và với một trách nhiệm khác nặng nề hơn, khó khăn hơn. Đó là Bí thư Đảng ủy xã Nà Tấu - một xã khá xa trung tâm thành phố Điện Biên Phủ. Mặc dù là cửa ngõ của thành phố nhưng Nà Tấu vẫn là một xã nghèo, trình độ dân trí còn hạn chế, kinh tế chậm phát triển. Thấy được thực trạng, thấy những khó nơi xã nhà, nơi có mái trường THCS mà thầy đã từng gắn bó, thầy lại một lần nữa trăn trở, một lần nữa băn khoăn sẽ phải làm thế nào đó, sẽ phải làm gì đó để đưa xã nhà đi lên xóa nghèo, kéo gần khoảng cách với những xã lân cận và với trung tâm thành phố Điện Biên Phủ?

Nghĩ là làm, được giao trọng trách là Bí thư Đảng ủy xã Nà Tấu, thầy bắt tay ngay thực hiện những dự định, những định hướng đổi mới với tất cả sự nhiệt huyết, hăng say. Ba năm nay, từ ngày thầy Đặng Quốc Hương về giữ cương vị Bí thư Đảng ủy xã, Nà Tấu đang dần thay da, đổi thịt. Chính trị ổn định hơn, kinh tế phát triển mạnh, phong trào văn hóa văn nghệ có những biến chuyển trông thấy. Đặc biệt hơn, thầy luôn dành sự ưu ái cho sự nghiệp giáo dục của xã nhà nhất là mái trường Trung học cơ sở xã Nà Tấu. Thầy luôn tận tâm tận tụy trong công tác huy động duy trì số lượng học sinh, chỉ đạo các đoàn thể phối kết hợp với thầy cô nhằm giảm thiểu tối đa lượng học sinh bỏ học. Đôi khi còn thấy đâu đó những ngày mưa phùn giá rét, đường lên bản Hua Luống sạt lở trơn trượt nhưng vẫn thấy bóng thầy ở bản ân cần dặn dò phụ huynh và em nhỏ. Không biết từ bao giờ bà con Nà Tấu gọi thầy là Thầy Hương chứ không gọi là đồng chí Bí thư Đảng ủy. Mặc dù đã ở cương công tác nhưng vào những ngày lễ như khai giảng, 20-11... Dù bận đến mấy, người thầy ấy, người chiến sĩ ấy, người đã giành hết tuổi thanh xuân cho sự nghiệp giáo dục vẫn luôn có mặt để động viên, khích lệ thầy trò trong nhà trường và không quên nhắc nhở thầy trò cố gắng hoàn thành công việc sự nghiệp trồng người mà Đảng và nhà nước giao cho.

Tôi - một trong những giáo viên của trường THCS Nà Tấu  không ít hơn một lần, trong không khí cuối ngày chuẩn bị lên xe kết thúc ngày làm việc tại trường lại bắt gặp thầy với dáng người lom khom, tất bật bướcc vào cổng trường THCS Xã Nà Tấu. Thầy ghé qua, chẳng phải vì có công việc hệ trọng mà chỉ giản đơn là thăm hỏi, động viên anh em giáo viên và học sinh trong trường, ghé thăm khu học sinh nội trú….Thầy hỏi han về nề nếp ăn, nghỉ của học sinh nội trú; thầy quan tâm đến bể nước còn chưa đầy hay tấm áo đứt khuy chưa kịp khâu lại của các em. Vậy thôi, giản đơn mà cao quý lắm. Giản đơn mà không phải ai cũng làm được. Thoạt nhìn thầy không ai nghĩ thầy lại ở cương vị một bí thư Đảng ủy xã. Từ dáng người, đến khuôn mặt, ánh mắt và lời nói của thầy gần gũi và ấm áp như một người thầy, người cha, người anh. Trong những bài phát biểu của thầy tại lễ khai giảng hay ngày 20/11, thầy vẫn canh cánh nỗi niềm của một người thầy hơn là nỗi niềm của một Bí thư đảng ủy xã. Thế mới hay, dù ở cương vị nào thì người thầy ấy, người chiến sĩ ấy vẫn không dứt áo được với lũ học trò tinh nghịch, với sự nghiệp giáo dục còn nhiều khó khăn này. Một người thầy như thế. Một người thầy đã và đang truyền cho chúng tôi những thế hệ giáo viên hôm nay ngọn lửa của lòng nhiệt huyết, lòng yêu nghề, tình yêu trẻ để tự động viên mình hoàn thành những công việc mà  Đảng và nhà nước giao cho. Soi vào tấm gương ấy, chúng tôi thấy mình cần phải cố gắng thật nhiều, cần phải tâm huyết thật nhiều, cần phải gắn bó thật nhiều với nhiệm vụ mà chính bản thân mình đã chọn lựa. Nhân dịp kỉ niệm 35 năm ngày nhà giáo Việt Nam, với tất cả tình cảm, sự kính trọng của mình, tôi xin được viết về thầy, xin được dâng lên thầy bó hoa của sự tri ân.

Nguồn tin: Trường Mầm non Sơn Ca, thành phố Điện Biên Phủ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập209
  • Máy chủ tìm kiếm18
  • Khách viếng thăm191
  • Hôm nay25,697
  • Tháng hiện tại689,830
  • Tổng lượt truy cập136,142,199
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi