banner

GDTX&CN - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông

Thứ ba - 16/01/2018 21:42
Ngày 18/12/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư hướng dẫn công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông, Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 02/2/2018. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nhà trường phải có tổ tư vấn để hỗ trợ và can thiệp giúp đỡ khi học sinh gặp phải khó khăn về tâm lý trong học tập, cuộc sống.

Thông tư quy định học sinh sẽ được tư vấn tâm lý lứa tuổi, giới tính, hôn nhân, gia đình, sức khỏe sinh sản vị thành niên phù hợp với lứa tuổi; Tư vấn, giáo dục kỹ năng, biện pháp ứng xử văn hóa, phòng, chống bạo lực, xâm hại và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; Tư vấn tăng cường khả năng ứng phó, giải quyết vấn đề phát sinh trong mối quan hệ gia đình, thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác; Tư vấn kỹ năng, phương pháp học tập hiệu quả và định hướng nghề nghiệp (tùy theo cấp học).

Thành phần tổ tư vấn, hỗ trợ học sinh gồm đại diện lãnh đạo nhà trường làm tổ trưởng; thành viên là cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý, nhân viên y tế trường học, cán bộ, giáo viên phụ trách công tác Đoàn, Đội, đại diện cha mẹ học sinh và một số học sinh là cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, Đội.

Anh

Ảnh: Nguồn Internet

Cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn cho học sinh phải là người có kinh nghiệm và được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ tư vấn tâm lý (có chứng chỉ nghiệp vụ tư vấn tâm lý học đường theo chương trình do Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành). Giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý được hưởng định mức giảm tiết dạy theo quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo.

Đối với các nhà trường, bố trí phòng tư vấn tâm lý riêng, đảm bảo tính riêng tư, kín đáo, dễ tiếp cận và phù hợp để tổ chức hoạt động tư vấn; trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu, học liệu cần thiết để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ tư vấn.

Các hình thức tư vấn tâm lý cho học sinh cần áp dụng gồm: xây dựng các chuyên đề về tư vấn tâm lý cho học sinh và bố trí thành các bài giảng riêng, hoặc lồng ghép trong các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ. Tổ chức dạy tích hợp các nội dung tư vấn tâm lý cho học sinh trong các môn học chính khóa và hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, diễn đàn về các chủ đề liên quan đến nội dung cần tư vấn cho học sinh. Tăng cường công tác truyền thông trên các kênh thông tin như website, email, mạng xã hội, cung cấp tài liệu, thường xuyên trao đổi với phụ huynh về diễn biến tâm lý và các vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ cho học sinh.

Như vậy, nhu cầu cần được tư vấn của học sinh phổ thông rất đa dạng, việc quan tâm trợ giúp tâm lý học đường cần được các cấp quản lí, các cơ sở giáo dục quan tâm chú trọng, góp phần giảm thiểu những tác động tiêu cực đến tâm lí và hành vi của học sinh.

Sau khi Thông tư có hiệu lực thi hành, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có hướng dẫn cụ thể về việc triển khai các nội dung công tác tư vấn tâm lí cho học sinh trường phổ thông./.

Tác giả: Đặng Thị Nhụy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập152
  • Máy chủ tìm kiếm21
  • Khách viếng thăm131
  • Hôm nay27,510
  • Tháng hiện tại697,889
  • Tổng lượt truy cập135,176,182
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi