banner

VP- Thắp sáng những “ngọn lửa” yêu thương

Thứ ba - 16/01/2018 03:53
Dienbien.edu.vn - Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học Na Ư, xã Na Ư (huyện Ðiện Biên), có 271 học sinh, trong đó 89 em có cha, mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ vướng vào vòng lao lý đều do hệ lụy của ma túy. Bởi vậy, chuyện học hành của các em gặp nhiều gian nan, vất vả. Ðể giúp các em “gieo mầm ước mơ” và xây dựng hoài bão, những năm qua cán bộ, thầy, cô Trường PTDTBT Tiểu học Na Ư đang ngày đêm miệt mài “thắp lửa” cho trẻ em nơi đây.
1
 Một tiết ôn tập của thầy trò lớp 5A2, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Na Ư.
 
Chúng tôi đến Trường PTDTBT Tiểu học Na Ư, khi các em vừa kết thúc ca học buổi sáng. Nhìn những gương mặt trẻ thơ khôi ngô, xinh xắn mà ít người biết được trong số đó nhiều em có hoàn cảnh khá đặc biệt. Tất cả đều do hệ lụy của ma túy gây ra. Xa xa, lọt thỏm trong đám bạn đồng trang lứa với thân hình gầy gò, nhỏ nhắn, nước da xám xịt, em Tráng A Minh, học sinh lớp 5A2 luôn khép mình khi nhìn thấy người lạ. Mới 10 tuổi, Minh đã phải hứng chịu vết thương lòng quá lớn. Cả bố mẹ em đều bị đi tù vì buôn bán trái phép chất ma túy, gia đình không người thân quen. Ðau đớn thay, hai lần đi làm con nuôi thì cả 2 lần cha, mẹ nuôi cũng đều bị bắt vì ma tuý. May thay, Minh được các thầy cô Trường PTDTBT Tiểu học Na Ư đón về trường ở bán trú. Em Tráng A Minh, chia sẻ: “Với em, giờ đây ngôi PTDTBT Tiểu học Na Ư đã trở thành ngôi nhà thứ hai, còn thầy cô giáo và bạn bè như là bố mẹ và anh chị em ruột thịt. Em sẽ cố chăm chỉ học tập trở thành học sinh khá giỏi và phấn đấu sau này trở thành người có ích cho xã hội, để không phụ lòng mong đợi của các thầy, cô giáo”.

Tráng A Minh chỉ là một trong nhiều học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Trường PTDTBT Tiểu học Na Ư. Chia sẻ với chúng tôi, thầy Nguyễn Ngọc Quang, Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Na Ư, không giấu nổi những ưu tư. Năm học 2017 - 2018, nhà trường có 271 học sinh, nhưng trong đó có đến 89 em có cha, mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ vướng vào vòng lao lý do ma túy gây ra, khiến các em phải ở với họ hàng hoặc người thân, thậm chí không nơi nương tựa. Số các em học sinh còn lại đa phần thuộc hộ nghèo, đông con, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Mặc dù các em đều được hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị định 116/2016/NÐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ, với mức hỗ mỗi em là 15kg gạo và 520 nghìn đồng/tháng. Tuy nhiên cuộc sống các em còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, để giúp các em vươn lên khó khăn trong cuộc sống và học tập, hàng tháng mỗi cán bộ, thầy cô giáo đều trích một khoản nhỏ từ tiền lương của mình để gây quỹ giúp đỡ các em.

Không chỉ quyết tâm, với đặc thù xã 100% người dân tộc Mông, để giảng dạy tốt hơn cho học sinh, các thầy cô giáo của trường còn phải kiên trì, nhẫn nại học tiếng địa phương để dễ bề giao tiếp với người dân. Ðồng thời, tăng cường các tiết học dạy tiếng phổ thông cho học sinh hàng ngày, vào dịp hè và ngày nghỉ. Nhờ vậy, tỷ lệ học sinh chuyên cần của trường những năm gần đây luôn đạt từ 98% trở lên. Tin tưởng rằng, với những thầy cô nhiệt huyết đang ngày đêm “gieo” chữ nơi đây, những “đốm lửa” nhỏ nhoi ấy sẽ thổi bùng lên thành ngọn lửa, thắp sáng cho học trò niềm tin vào một ngày mai làm toả sáng mảnh đất vùng cao biên giới, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.

Tác giả: Tú Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập117
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm102
  • Hôm nay25,697
  • Tháng hiện tại695,341
  • Tổng lượt truy cập136,147,710
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi