banner

Tập huấn triển khai một số mô hình, hoạt động của Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em"

Thứ năm - 20/10/2022 20:39
Dienbien.edu.vn - Ngày 22-26/9/2022, tại Hà Nội, Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức Hội nghị triển khai Dự án 8 " Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” các tỉnh/thành phía Bắc " trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển Kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số & miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến 2025.
http://hoilhpn.org.vn/documents/20182/4370862/21_Sep_2022_014440_GMTtiep_can_moi_1.jpg/6205f97a-673d-46b0-8687-7ab48c3661df
Ảnh: Ủy viên dự khuyết TƯ Đảng, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Tôn Ngọc Hạnh phát biểu tại Hội nghị - Nguồn: Hội LHPN Việt Nam
Đây là lần đầu tiên, trong chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số & miền núi có riêng một dự án thành phần về thúc đẩy bình đẳng giới. Dự án 8 do Hội LHPN Việt Nam chủ trì, xây dựng và triển khai.
Dự án xác định 08 chỉ tiêu cốt lõi trong giai đoạn 1 và giao cụ thể cho từng địa phương đảm nhận, gồm: 9.000 Tổ truyền thông cộng đồng được thành lập và duy trì hoạt động; 3.000 Tổ tiết kiệm vay vốn thôn bản được củng cố nâng cao chất lượng/ thành lập mới và duy trì; 1000 Địa chỉ tin cậy cộng đồng được củng cố, nâng cao chất lượng trên cơ sở mô hình hiện có hoặc thành lập mới; 1.800 CLB thủ lĩnh của sự thay đổi được thành lập, nâng cao năng lực và hỗ trợ tổ chức hoạt động; 500 tổ/nhóm sinh kế do phụ nữ tham gia quản lý được hỗ trợ ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất và kết nối thị trường; 80% phụ nữ DTTS có tỷ lệ sinh con tại nhà cao được tuyên truyền, vận động, tư vấn và tiếp cận với dịch vụ sinh đẻ an toàn; 4.400 cuộc đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn bản được tổ chức tại địa bàn đặc biệt khó khăn; 2000 cán bộ nữ DTTS được nâng cao năng lực phù hợp.
Đối tượng của dự án là phụ nữ và trẻ em gái tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số & miền núi với mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số & miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Ảnh: Các đại biểu thảo luận tại Hội nghị tập huấn
Dự án 8 được triển khai tại các tỉnh thành gồm xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số & miền núi, ưu tiên địa bàn đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu thuộc khu vực II, I (xã chưa được cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành Chương trình 135); xã biên giới được xác định theo các văn bản của cấp có thẩm quyền. Bên cạnh đó, dự án còn triển khai gói chính sách sinh đẻ an toàn tại 10 tỉnh, bao gồm: Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Nghệ An, Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đăk Lăk, Gia Lai.
Trong chương trình tập huấn lần này, các đại biểu đã được tiếp thu các nội dung cơ bản, bao gồm:
- Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và tăng cường quyền năng của phụ nữ;
- Quy trình thành lập Địa chỉ tin cậy, kỹ năng phát hiện, lên tiếng, hỗ trợ người bị bạo lực tại cộng đồng.
- Phân tích và lồng ghép giới trong chính sách;
- Quy trình thành lập và vận hành Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi tại trường học và cộng đồng.
Một số nội dung khác sẽ được Hội LHPN Việt Nam tổ chức trong thời gian tới và Hội Liên hiệp phụ nữ các tỉnh, thành phố sẽ triển khai thực hiện đến từng địa phương theo Kế hoạch./.

Tác giả: Nguyễn Thị Thắm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập281
  • Thành viên online3
  • Máy chủ tìm kiếm23
  • Khách viếng thăm255
  • Hôm nay25,294
  • Tháng hiện tại691,823
  • Tổng lượt truy cập135,170,116
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi