banner

VP.Hướng đi tất yếu

Thứ hai - 20/08/2018 02:44
Dienbien.edu.vn - Với mạng lưới và quy mô các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) được mở rộng và phân bố khá hợp lý trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc nâng cao trình độ tay nghề, đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân hiện các cơ sở GDNN chưa đào tạo được đội ngũ lao động có tay nghề chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chính vì vậy, trước yêu cầu, đòi hỏi gắt gao của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; tỉnh đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác GDNN.
1
Học viên thực hành tại Xưởng thực hành của Trường Cao đẳng Nghề.
 
Toàn tỉnh hiện có 13 cơ sở dạy nghề và cơ sở có hoạt động tham gia dạy nghề; 100% cơ sở đào tạo này thuộc đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên hoạt động GDNN tại các cơ sở này đều gặp nhiều khó khăn do nguồn lực tài chính để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị còn hạn chế; thiếu giáo viên đúng chuyên môn; công tác tuyển sinh gặp nhiều khó khăn. Số lao động có tay nghề giỏi còn hạn chế, thiếu chuyên gia, công nhân kỹ thuật bậc cao, công nhân lành nghề trong các nhà máy, đơn vị sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp. Khó khăn nhất là vấn đề “đầu ra” - bố trí việc làm phù hợp cho lao động sau đào tạo. Nguyên nhân được xác định chủ yếu là do cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên còn hạn chế nên chất lượng đào tạo chưa hiệu quả; chưa có sự gắn kết và mối quan hệ trực tiếp giữa cơ sở đào tạo nhân lực với doanh nghiệp và các đơn vị có nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực qua đào tạo để tạo việc làm… Chính vì vậy, việc xác định trường trọng điểm, nghề trọng điểm; sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy, giảm đầu mối quản lý, tiết kiệm tối đa ngân sách Nhà nước và nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như chất lượng đào tạo cho các cơ sở GDNN được chú trọng thực hiện. Ðến nay, việc sắp xếp đã hoàn thành đối với các trung tâm dạy nghề sáp nhập với trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện thành trung tâm GDNN - giáo dục thường xuyên. Trong thời gian tới, sáp nhập Trường Cao đẳng Nghề với Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp… Sau khi sáp nhập, các cơ sở GDNN sẽ chủ động tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực. Mục tiêu đặt ra đến năm 2020 có khoảng 350 nhà giáo và cán bộ quản lý trong các cơ sở GDNN, tuyển sinh 56.090 học sinh, sinh viên… Ðể thực hiện được mục tiêu này, bên cạnh việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; nâng cao hiệu quả khai thác thiết bị các ngành đào tạo hiện có của các cơ sở GDNN, tỉnh chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy đủ về số lượng, cơ cấu và đảm bảo về chất lượng theo tiêu chuẩn, chức danh quy định. Trong đó, giai đoạn 2016 - 2020 và các năm tiếp theo tiếp tục cử đi đào tạo, tuyển mới theo yêu cầu đủ về số lượng giáo viên cơ hữu nhằm đạt chỉ tiêu hơn 70% số giảng viên, giáo viên của các cơ sở GDNN có trình độ từ đại học trở lên, thu hút giảng viên, giáo viên có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Chương trình, giáo trình đào tạo và phương pháp giảng dạy tiếp tục được đổi mới, phù hợp với điều kiện thực tế trên cơ sở chuẩn kỹ năng từng bậc học trong khung trình độ quốc gia của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tham gia hoạt động GDNN, tham gia hướng dẫn thực tập, đánh giá kết quả học tập của người học tại cơ sở GDNN; tiếp nhận người học đến tham quan, thực hành, thực tập nâng cao kỹ năng nghề thông qua hợp đồng với cơ sở GDNN.

Với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, chuẩn “đầu ra” đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, của xã hội; Trường Cao đẳng Nghề Ðiện Biên tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, giáo viên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn… đáp ứng nhu cầu giảng dạy phù hợp với thực tiễn. Ông Ðoàn Thanh Quỳnh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề cho biết: Cuối tháng 6 vừa qua, Trường được UBND tỉnh phê duyệt Dự án Ðầu tư nghề trọng điểm đến năm 2020 với 5 nghề trọng điểm cấp độ quốc gia, đó là các nghề: công nghệ ô tô, điện công nghiệp, kỹ thuật xây dựng, vận hành máy thi công nền và nghề lâm sinh. Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, 100% nghề trọng điểm đào tạo đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo, nhà trường đã cử giáo viên tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá kỹ năng nghề và tự tổ chức đào tạo, bồi dưỡng để đạt chuẩn về kỹ năng nghề từ bậc 3/5 trở lên theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. Nhà trường đầu tư trang thiết bị các xưởng thực hành, phòng thí nghiệm, phòng học… để học sinh, sinh viên có điều kiện tiếp cận tốt nhất tiếp thu kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng tốt yêu cầu công việc của các đơn vị và cá nhân sử dụng lao động, phục vụ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập109
  • Máy chủ tìm kiếm18
  • Khách viếng thăm91
  • Hôm nay77,925
  • Tháng hiện tại502,642
  • Tổng lượt truy cập136,854,455
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi