banner

Xã hội hóa xây dựng trường chuẩn quốc gia

Thứ hai - 17/05/2021 03:42
Dienbien.edu.vn- Chúng tôi đến thăm Trường Mầm non Na Cô Sa (huyện Nậm Pồ) - một trong những trường vừa được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 năm 2020.
1
Học sinh mầm non ngày càng được học tập vui chơi trong điều kiện cơ sở vật chất khang trang.
Dẫn chúng tôi đi thăm khuôn viên khang trang của trường, cô Trần Thị Tâm, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Trường Mầm non Na Cô Sa được thành lập năm 2009, những năm đầu thành lập, cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, các phòng học, phòng làm việc của ban giám hiệu, phòng chức năng chủ yếu là nhà tạm, đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học còn thiếu thốn, chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ. Tuy nhiên, chỉ tính riêng đầu năm 2020, trường đã huy động được từ các nhà hảo tâm, tổ chức từ thiện xây dựng 8 phòng học ghép, trị giá trên 800 triệu đồng và ủng hộ trên 500 ngày công của phụ huynh học sinh… Đến nay, sau 11 năm đi vào hoạt động, bằng các nguồn lực, chương trình đầu tư (30a, nông thôn mới, xã hội hóa...) cơ sở vật chất nhà trường đã được hoàn thiện theo hướng kiên cố hóa. Toàn trường hiện có 15 điểm trường với 34 phòng học (gồm phòng kiên cố, lớp ghép) với đầy đủ phòng chức năng, sân chơi cho trẻ; đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi của trẻ.  Hàng năm tỷ lệ đi học chuyên cần đối với trẻ 5 tuổi đạt 100% và 96% đối với độ tuổi khác; 100% trẻ ăn bán trú tại trường và được học 2 buổi/ngày; 100% trẻ được cân, đo, theo dõi bằng biểu đồ tăng trưởng; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm còn dưới 6%. Đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu cơ bản đảm bảo theo quy định. 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn đào tạo theo quy định. Nhà trường luôn làm tốt và duy trì phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi... Với những kết quả đạt được, tháng 11/2020 trường vinh dự được UBND tỉnh công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
Nậm Pồ là một trong những điểm sáng trong công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia. Bà Hoàng Thị Bích, Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện cho biết: Những năm đầu sau chia tách, thành lập đi vào hoạt động, toàn huyện chỉ có 8/37 trường đủ điều kiện cho học sinh ăn, ở bán trú; trang thiết bị giáo dục nghèo nàn. Tỷ lệ huy động học sinh ra lớp thấp, nhất là học sinh mầm non 5 tuổi. Toàn huyện có 4/37 trường đạt chuẩn quốc gia. Để khắc phục khó khăn, Phòng đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như: Huy động toàn thể cán bộ, giáo viên bám trường, bám lớp, vận động học sinh đi học; đổi mới phương pháp dạy học; nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ; chung sức lao động xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học theo tiêu chí “ba cứng”; tạo dựng cảnh quan môi trường. Đẩy mạnh xã hội hóa, vận động ủng hộ vật chất và ngày công lao động, phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở tham gia phát triển giáo dục. Tính riêng năm học 2019 - 2020, toàn huyện đã huy động gần 14 tỷ đồng từ các tổ chức thiện nguyện, xây dựng gần 60 phòng học, phòng công vụ. Nhờ đó, chất lượng giáo dục năm sau cao hơn năm trước. Hiện nay, toàn huyện đã có 28/45 trường học đạt chuẩn quốc gia.
Xây dựng trường chuẩn quốc gia bằng những giải pháp sáng tạo, linh hoạt, phù hợp thực tế địa phương đã giúp huyện Nậm Pồ nâng cao chất lượng giáo dục. Khi cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học được đảm bảo sẽ khuyến khích, thu hút học sinh tới trường và giáo viên đầu tư nhiều hơn cho công tác giảng dạy. Cách làm của Nậm Pồ cũng là cách để các địa phương khác áp dụng, triển khai trong việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập792
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm780
  • Hôm nay27,478
  • Tháng hiện tại375,986
  • Tổng lượt truy cập136,727,799
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi