banner

SK-Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy Địa lí tại trường THPT Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên” .

Thứ năm - 20/07/2017 05:54
Tác giả: Lê Xuân Kim - Giáo viên trường THPT Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
A. MỤC ĐÍCH, SỰ CẦN THIẾT:
*  Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến: 
Chiến lược giáo dục và đào tạo của Đất nước ta trong thời kì Đổi mới - Hội nhập toàn cầu đã được Đảng và Nhà nước ta xác định rõ với mục tiêu là:" Nâng cao dân trí- Đào tạo nhân lực- Bồi dưỡng nhân tài". Nghị quyết số 29 NQ/TW  của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI tại Hội nghị lần thứ 8 đã nêu rõ cần “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Để thực hiện tiếp tục mục tiêu đổi mới Bộ GD-  ĐT đã chỉ đạo  nhiệm vụ trong tâm năm học 2016-  2017  chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng  “tích hợp liên môn”  là một trong những vấn đề cần ưu  tiên. Dạy học tích hợp là quá trình trong đó học sinh phải huy động kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành và phát triển những kiến thức kỹ năng mới và rèn luyện được những năng lực cần  thiết.

Địa lí là môn khoa học có tính liên môn rất cao, bao gồm cả hệ thống các môn Khoa học tự  nhiên và Khoa học xã hội ( Toán, Lí, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Giáo dục công dân....).  Việc vận dụng kiến thức liên môn giữa Địa lí với kiến thức các môn học khác làm cho hiệu quả  của bài học Địa lí nói riêng, môn học Địa lí nói chung được nâng cao. Qua đó giúp học sinh làm chủ  kiến thức, củng cố  thêm những hiểu biết của  mình ở  nhiều môn học khác, vận dụng các kiến thức kĩ năng học được để giải  quy ết  các  tình  huống  trong  học  tập  và  cuộc  sống;  góp  phần  làm  phong  phú thêm nội dung bài học giúp các em yêu thích môn học hơn, bởi vì dạy học theo chủ đề  tích hợp liên môn sẽ  có  tính thực tiễn cao  nên  rất sinh động, hấp dẫn, tạo  hứng thú cho học sinh, hạn chế  ghi nhớ máy móc, thụ  động.  Đồng thời làm cho các em thấy rõ mối quan hệ  giữa các môn khoa học, hình dung được một cách chân thực, sinh động về môi trường, xã hội và các qui luật tự nhiên.

Nhận thấy được tầm quan trọng của việc dạy học tích hợp liên môn nên tôi đã chủ động nghiên cứu tài liệu, áp dụng vào việc giảng dạy môn Địa lí ở trường THPT Thanh Nưa.  Tôi mạnh dạn tích lũy thành sáng kiến  “ Vận dụng kiến thức liên môn trong  giảng dạy Địa lí tại trường THPT Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên” .
* Mục đích của việc thực hiện sáng kiến:

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình công tác vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy bộ môn Địa lí tại trường THPT Thanh Nưa.

-  Nghiên cứu nội dung chương trình bộ môn Địa lí.
-  Nghiên cứu đặc điểm tâm lý học sinh.
-  Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Hình thành năng lực cần thiết ở học sinh.
.........................
Bạn đọc có thể xem chi tiết hoặc tải về tại đây./.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập208
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm56
  • Khách viếng thăm151
  • Hôm nay27,083
  • Tháng hiện tại661,221
  • Tổng lượt truy cập136,113,590
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi