banner

Hội thảo định hướng xây dựng chương trình xóa mù chữ

Thứ tư - 30/09/2020 06:09
Ngày 25/9/2020, tại Thành phố Lào Cai, Vụ Giáo dục thường xuyên – Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo định hướng xây dựng chương trình xóa mù chữ. Dự Hội thảo có ông Phạm Sỹ Bỉnh, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên cùng các chuyên viên của Vụ, các chuyên gia, cán bộ nghiên cứu của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, giảng viên trường ĐHSP Hà Nội; ông Nguyễn Thế Dũng – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai và các đại biểu là cán bộ quản lý, giáo viên trực tiếp dạy xóa mù chữ của 5 tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu.
Hội thảo xóa mù chữ
Ông Phạm Sỹ Bỉnh, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên phát biểu khai mạc

Tại Hội thảo, Vụ Giáo dục thường xuyên đã báo cáo đánh giá Chương trình Xóa mù chữ và Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ hiện hành và đề xuất định hướng biên soạn Chương trình Xóa mù chữ nhằm thay thế Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ ban hành kèm theo Quyết định số 13/2007/QĐ-BGDĐT ngày 03/5/2007 của Bộ Giáo dục. Báo cáo đã chỉ ra những bất cập của chương trình xóa mù chữ như: mục tiêu của chương trình hiện hành còn cao và một số mục tiêu không cần thiết với đối tượng người học; chuẩn kiến thức, kỹ năng chưa thực sự phù hợp với đối tượng học viên người lớn (yêu cầu còn cao, nhiều kiến thức khó); thay đổi về đối tượng học viên hiện nay chủ yếu là người lớn; số lượng môn học, thời lượng từng môn và một số nội dung chưa phù hợp và  thiết thực với cuộc sống, công tác, sản xuất của học viên ở từng vùng, miền; điều kiện thực hiện chương trình còn nhiều khó khăn bất cập như kinh phí còn hạn chế, đồ dùng, thiết bị dạy học xóa mù chữ chưa được quan tâm đúng mức…Trên cơ sở đó, báo cáo đề xuất định hướng xây dựng chương trình Xóa mù chữ mới phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông ban hành theo Thông tư số số 32/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Về chuẩn kiến thức, kỹ năng, xác định yêu cầu cần đạt phù hợp với định hướng dạy học phát triển phẩm chất và năng lực người học, phù hợp với đối tượng học viên chủ yếu là người lớn; chương trình xóa mù chữ gồm 3 môn học: toán, Tiếng Việt, Khoa học (bao gồm các chủ đề về Tự nhiên và xã hội, Lịch sử và Địa lý, Khoa học), không phân chia thành các bài học cụ thể mà thiết kế dưới dạng các chủ đề tích hợp, phù hợp với đối tượng học viên, giảm bớt kiến thức hàn lâm, không thiết thực với người học….
Đại biểu và các chuyên gia tham gia Hội thảo đã tập trung thảo luận những định hướng về xây dựng chương trình Xóa mù chữ: từ mục tiêu chương trình đến đối tượng người học, môn học, thời lượng chương trình và thời lượng của từng môn, nội dung môn học sẽ lựa chọn các đơn vị kiến thức cơ bản, tinh giản, thiết thực, phù hợp với tượng; về phương pháp dạy học phù hợp theo định hướng phát triển năng lực người học, phát huy  tính tích cực, chủ động và kiến thức, trải nghiệm vốn có của người học, tổ chức hoạt động học tập phù hợp với đặc trưng bộ môn và đặc điểm của người học; sử dụng hai phương thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên là đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ. Ngoài ra, các đại biểu mong muốn Trung ương tăng cường nguồn kinh phí đầu tư cho công tác xóa mù chữ; biên soạn tài liệu dạy và học xóa mù chữ mới phù hợp với nhu cầu, đặc điểm học tập của người học; xây dựng cơ chế, chính sách cho người dạy, người học xóa mù chữ./.

Tác giả: Nguyễn Thị Thúy

Nguồn tin: Trường PTDTNT THPT huyện Điện Biên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập180
  • Máy chủ tìm kiếm32
  • Khách viếng thăm148
  • Hôm nay26,133
  • Tháng hiện tại765,250
  • Tổng lượt truy cập135,243,543
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi