banner

GDMN - Chia sẻ kinh nghiệm số 16 - Tổ chức ăn bán trú, đảm bảo an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non

Chủ nhật - 10/08/2014 21:48
Dienbien.edu.vn - “Những gì sách dạy chúng ta cũng giống như lửa. Chúng ta lấy nó từ nhà hàng xóm, thắp nó trong nhà ta, đem nó truyền cho người khác, và nó trở thành tài sản của tất cả mọi người” (Voltaire). Chúng ta hãy cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm hay trong giáo dục để ngọn lửa tri thức, ngọn lửa nhiệt huyết đối với giáo dục luôn cháy sáng, để con đường đến với thành công bớt chông gai.
Mục tiêu của giáo dục mầm non là tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần của trẻ từ 0 – 6 tuổi, năm năm đầu tiên của giai đọan phát triển nhanh, tiến tới hoàn thiện các chức năng cơ thể trẻ.

Sự chăm sóc và chế độ dinh dưỡng hợp lý đầy đủ cho trẻ sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển của trẻ. Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn, trình độ dân trí cũng ngày đựơc nâng cao. Chính vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng được gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm. Vậy quan tâm như thế nào là đúng mực để cơ thể trẻ khoẻ mạnh, học tốt phát triển cân đối thì trước tiên ta phải có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học nhằm giúp trẻ ăn uống ngon miệng nhưng luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ?


Các cháu trường MN Võ Nguyên Giáp – huyện Điện Biên trong giờ ăn trưa

Số này xin chia sẻ cùng đồng nghiệp kinh nghiệm “Tổ chức ăn bán trú, đảm bảo an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non”

1. Xây dựng kế hoạch tổ chức ăn bán trú cho trẻ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

- Ngay từ đầu năm học trên kế hoạch hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của phòng và tình hình thực tế của trường, ban giám hiệu xây dựng kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng và nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với đặc điểm thực tế của đơn vị.

- Tăng cường khâu kiểm tra giám sát việc thực hiện công tác bán trú. Thiết lập và lưu trữ đầy đủ hồ sơ công tác bán trú.

- Thành lập tổ kiểm tra giám sát công tác bán trú trường học.

- Thực hiện công tác bán trú đảm bảo theo đúng quy định, đáp ứng nhu cầu đông đảo các bậc cha mẹ học sinh và phù hợp với điều kiện của nhà trường. Tổ chức bán trú đảm bảo an toàn tuyệt đối về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn cháy nổ, an toàn tính mạng cho trẻ và cán bộ, giáo viên, nhân viên.

- Đưa nội dung thực hiện vào chương trình phần mềm quản lý dinh dưỡng Nutrikids để  lên thực đơn ăn uống theo khẩu phần, hàng ngày, hàng tuần, theo mùa, hợp lý, cân đối dinh dưỡng. Triển khai tới các bộ phận, đoàn thể trong nhà trường và triển khai sâu rộng trong toàn thể cha mẹ học sinh thông qua nhiều kênh thông tin như: cuộc họp cha mẹ học sinh, tranh ảnh tuyên truyền, thông qua các hội thi, trong đó luôn chú trọng động viên phụ huynh cùng tham gia.

2. Tổ chức hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ

- Tổ phòng chống suy dinh dưỡng có nhiệm vụ theo dõi thể lực trẻ qua hàng tháng, quí  nhất là những trẻ suy dinh dưỡng .

- Nhân viên cấp dưỡng, các thành viên trong tổ phòng chống suy dinh dưỡng theo dõi giờ ăn, theo dõi tình hình ăn uống của trẻ, phát hiện kịp thời những thực phẩm không phù hợp với trẻ.

- Bên cạnh đó quan tâm đến những trẻ thụ động, trẻ ăn ít, trẻ chậm chạp, trẻ ít chơi cùng bạn . . . bằng cách ra sân chơi với bóng, đuổi theo bóng (trẻ nhà trẻ), lăn bóng, chơi với bóng, đá bóng (trẻ mẫu giáo) nhằm kích thích trẻ vận động giúp tiêu hao năng lượng trẻ sẽ ăn nhiều, uống nhiều giúp thể lực trẻ phát triển mạnh hơn.

- Tuyên truyền phụ huynh không mang quà bánh, thức ăn ở nhà vào lớp, trẻ đến trường chỉ ăn chế độ ăn trong trường cung cấp, cần cho trẻ ăn hết phần ăn theo số tiền phụ huynh đã mua phiếu (đạt 60% kcalo/ngày), còn lại phụ huynh cho trẻ ăn thêm ở nhà (đạt 40% kcalo/ngày).
 

Tận dụng đất trồng rau cải thiện bữa ăn cho trẻ tại trường MN Thanh Hưng, huyện Điện Biên

3. Các biện pháp phòng nhiễm bẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh nơi chế biến

- Thực hiện nghiêm túc quy trình bếp một chiều.

- Nơi chế biến thực phẩm luôn thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ có dụng cụ riêng cho thực phẩm sống và chín.

- Bếp nấu ăn đảm bảo đủ ánh sáng và không khí.

- Đối với nhân viên nấu ăn phải thường xuyên kiểm tra sức khoẻ trước khi làm việc vào đầu năm học mới. Trong quá trình chế biến thức ăn cho trẻ đầu tóc gọn gàng, móng tay luôn cắt ngắn và sạch sẽ.

- Thùng rác thải, nước gạo… luôn được thoát và để đúng nơi quy định, các loại rác thải được chuyển ra ngoài hàng ngày kịp thời.

- Nhân viên phải mặc trang phục trong khi nấu ăn: Đeo tạp dề, đội mũ khi chế biến, đeo khẩu trang trước khi chia thức ăn và rửa tay bằng xà phòng tiệt trùng. Hàng ngày trước khi bếp hoạt động, nhà trường đã có kế hoạch phân công cụ thể các nhân viên cấp dưỡng thay phiên nhau đến sớm làm công tác thông thoáng phòng cho không khí lưu thông và lau dọn sàn nhà, kệ bếp, kiểm tra hệ thống điện, ga trước khi hoạt động. Nếu có điều gì biểu hiện không an toàn thì nhân viên cấp dưỡng báo ngay với ban giám hiệu nhà trường để biết và kịp thời xử lý.

4. Kiểm tra quá trình chế biến thực phẩm

- Trước khi chế biến thực phẩm sống, nhân viên cấp dưỡng rửa dụng cụ: Dao, thớt sạch sẽ tránh để nhiễm khuẩn, rêu mốc trên dao thớt.

- Thức ăn chín phải đảm bảo đủ thời gian và nhiệt độ, không để thực phẩm sống tiếp xúc với thực phẩm chín. Dụng cụ cho trẻ ăn uống như: Bát, thìa, cốc… phải được rửa sạch, phơi, lau sạch trước khi sử dụng.

- Thực hiện tốt biện pháp phòng tránh ngộ độc bằng cách thường xuyên kiểm tra các thực phẩm của đối tác trước khi ký nhận thực phẩm hàng ngày và phát hiện những thực phẩm không đảm bảo chất lượng và số lượng.

- Đưa nội dung an toàn thực phẩm vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với từng độ tuổi.

5. Tuyên truyền giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm

-  Nhà trường thành lập ban chỉ đạo y tế học đường gồm: Đại diện ban giám hiệu phụ trách nuôi dưỡng cho trẻ, đại diện trạm y tế xã, phường, thị trấn, đại diện cha mẹ học sinh, phụ trách y tế của trường, tổ trưởng tổ nuôi dưỡng.

- Ban chỉ đạo có trách nhiệm đẩy mạnh công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống các dịch bệnh trong nhà trường.

- Theo sự chỉ đạo của nhà trường ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng ngày, định kỳ… cụ thể và đột xuất được phân công cụ thể đến các thành viên trong ban chỉ đạo.

- Tổ chức tuyên truyền bằng các hình thức như: Xây dựng góc tuyên truyền, viết bài tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh trong các giờ đón trẻ để phối hợp tốt.

- Đưa nội dung giáo dục môi trường, an toàn thực phẩm vào các giờ hoạt động chung nhằm giúp trẻ tích cực tham gia giữ vệ sinh đảm bảo an toàn thực phẩm như lao động tự phục vụ, giữ vệ sinh môi trường, rèn thói quen vệ sinh cá nhân và các hành vi văn minh nơi công cộng, tạo môi trường thân thiện trong trường, lớp mầm non. Phối hợp với y tế, tài nguyên môi trường tổ chức hỗ trợ cho công tác an toàn thực phẩm, lên kế hoạch phun thuốc diệt côn trùng ít nhất một lần trong một năm học để cảnh quan môi trường luôn sạch đẹp đảm bảo vệ sinh.

- Tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi con theo khoa học, cách giữ vệ sinh môi trường tới các bậc cha mẹ học sinh và có biện pháp phối hợp chặt chẽ.

- Xây dựng 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người làm bếp và 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý cho phụ huynh và nhân dân biết (treo ở nơi dễ quan sát).

Hy vọng một số kinh nghiệm này sẽ giúp các đồng nghiệp đem lại hiệu quả khi tổ chức cho trẻ ăn bán trú, đảm bảo an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non. Mong muốn nhận được những chia sẻ, trao đổi của các đồng nghiệp./.

Tác giả: Nguyễn Thị Huệ

Nguồn tin: Trường THPT Thanh nưa, huyện Điện Biên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập484
  • Máy chủ tìm kiếm20
  • Khách viếng thăm464
  • Hôm nay69,862
  • Tháng hiện tại476,115
  • Tổng lượt truy cập136,827,928
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi