Tổ chức sinh hoạt chuyên môn nhà trường Với đặc thù của huyện vùng cao, điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm đa số nên đa số cha mẹ học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình. 100% các em học sinh đều là dân tộc nên khả năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, học tập còn hạn chế. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả việc dạy tiếng Việt cho học sinh DTTS nhà trường đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực như: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các Đề án của cấp ủy Đảng, chính quyền đến với giáo viên, phụ huynh và học sinh về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS.
Đồng thời, chỉ đạo các giáo viên tự làm đồ dùng, đồ chơi để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt hay xây dựng thư viện thân thiện nhằm tăng cường kĩ năng nghe, nói, đọc, viết thông qua các hoạt động giáo dục của học sinh. Mặt khác, nhà trường cũng trú trọng nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên bằng việc tổ chức hội thảo chuyên đề nhằm nâng cao năng lực; hướng dẫn sử dụng và khai tài liệu, tranh ảnh, băng đĩa tiếng Việt cho học sinh. Ngoài ra nhà trường còn thường xuyên tổ chức giao lưu Tiếng Việt giữa các lớp trong trường.
Tiết học Tiếng Việt tại lớp 2A1 tại trường TH Xam Măn Là một trong những đơn vị tích cực triển khai thực hiện Đề án tăng cường Tiếng Việt cho học sinh DTTS, Trường PTDTBT Tiểu học Xam Măn đã đạt được những kết dược đáng khích lệ, khả năng sử dụng tiếng Việt của học sinh DTTS được cải thiện rõ rệt. Với đặc thù của nhà trường là các em học sinh đều là người dân tộc như Thái, Mông, Khơ Mú nên khả năng sử dụng tiếng Việt còn nhiều hạn chế, nhất là học sinh lớp 1 khi đến trường chưa thành thạo tiếng Việt. Thậm chí nhiều em còn không biết tiếng Việt, gây khó khăn trong việc giao tiếp và học tập. Trước thực tế trên, nhà trường đã tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh vào các buổi chiều; tích hợp dạy tiếng Việt trong các môn học và các hoạt động trải nghiệm ngoại khóa, tăng thời gian luyện nói cho học sinh. Nhà trường cũng khuyến khích các thầy cô giáo học tiếng dân tộc để dạy song ngữ cho trẻ, thường xuyên tổ chức cho học sinh tham gia các buổi đọc sách tại thư viện, chơi câu đố về Tiếng Việt hay lồng ghép sử dụng tiếng Việt trong tổ chức các hoạt động văn hóa dân tộc, nghe kể chuyện dân gian, đọc các bài thơ, ca dao tục ngữ và vận động cha mẹ học sinh nói Tiếng Việt trong giao tiếp hàng ngày để tạo cơ hội tốt nhất cho các em rèn Tiếng Việt... Nhờ đó, trong các năm học vừa qua kết quả học tập của các em cũng được nâng cao, nhất là đối với em học sinh lớp 1 đã có thể giao tiếp bằng Tiếng Việt một cách thành thạo.Ngày hội đọc sách ở trường
Với cách làm hiệu quả trên. Thầy và trò nhà trường đã gặt hái được những kết quả tích cực nhất, chất lượng các mặt giáo dục nhờ đó cũng được nâng cao. Các em học sinh đã mạnh dạn hơn trong học tập cũng như trong giao tiếp, góp phần nâng cao tỷ lệ chuyên cần và chất lượng giáo dục.